Khi nào mẹ cần bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ?

14:12 |
Việc đảm bảo những chiếc răng sữa được mọc lên khỏe mạnh sẽ giúp bảo vệ nướu của bé và những chiếc răng vĩnh viễn trong tương lai. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp mẹ chăm sóc răng cho bé.

Răng chưa mọc cũng cần “chuẩn bị”


Mẹ bắt đầu bằng việc làm sạch khoang miệng bé, cho dù những chiếc răng còn chưa mọc. Mẹ cần làm sạch nướu sau mỗi lần cho bé ăn với một chiếc khăn ướt ấm hoặc một mảnh gạc ẩm quấn quanh ngón tay của mẹ. Các mẹ cũng có thể mua các dụng cụ cao su mềm dạng ống (chúng sẽ phù hợp với ngón tay trỏ của mẹ) để sử dụng trong việc loại bỏ thức ăn thừa trong miệng bé.


Khi những chiếc răng sữa xuất hiện


Khi những chiếc răng đầu tiên của bé bắt đầu mọc, mẹ hãy giúp bé chăm sóc chúng đúng cách ngay từ đầu. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng răng sữa không quan trọng bởi vì chúng sẽ dần dần được thay thế. Nhưng những chiếc răng đầu tiên này vẫn có nhiệm vụ giúp trẻ nhai và nói chuyện nên nếu không được chăm sóc đúng cách, chúng có thể bị sâu, dẫn đến nhiễm trùng nướu hay còn gọi là viêm lợi, sẽ ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn. Mẹ có thể sử dụng các loại bàn chải dành cho trẻ mới bắt đầu có răng cùng với kem đánh răng chuyên biệt để thực hiện các thao tác này.

Tránh sâu răng


Những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng ở răng sữa là sự đổi màu và có xuất hiện những lỗ li ti trên răng. Một trong những nguyên nhân gây ra sâu răng sữa chính là bởi bé thường được cho uống sữa trước khi đi ngủ hoặc uống sữa đêm. Một số bé có thói quen nhai núm ti bình sữa thì điều đó còn gây thêm tác hại cho con nhiều hơn.


Cho trẻ uống nước sau khi ăn


Hầu hết các loại thực phẩm cho trẻ nhỏ đều dễ dàng rửa sạch chỉ với một ly nước uống sau bữa ăn. Do đó, mẹ cần tập cho con thói quen uống cốc nước tráng miệng sau ăn để giúp bé làm sạch răng dễ dàng. Mẹ có thể sẽ không cần phải sử dụng bàn chải để làm sạch răng của bé cho đến khi bé biết ăn dặm (và có đủ số răng cần thiết).

Tuy nhiên, mẹ vẫn nên nhẹ nhàng làm sạch răng các bé với bàn chải đánh răng và nước súc miệng nếu bé đã ăn những loại đồ ăn gây mảng bám hay đồ ăn nhiều đường.

Đánh răng với kem đánh răng từ khi bước vào 2 tuổi


Mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen một lượng kem đánh răng cỡ bằng hạt đậu không có chất fluoride khi bé nhà bạn được 2 tuổi. Cho đến khi bé được 3 tuổi, đủ tuổi nhận biết việc không nuốt kem đánh răng, mẹ hãy cho bé làm quen với các loại kem đánh răng khác, kể cả các loại có chứa chất fluoride.

Bổ sung florua giúp ngăn ngừa sâu răng cho bé


Hầu hết các nguồn nước sạch đều cung cấp cho bé một lượng florua ngăn ngừa sâu răng. Mẹ có thể tham khảo lời khuyên từ bác sĩ về việc bổ sung fluor cho bé nếu nước máy của bạn không có fluoride hoặc con của bạn không súc miệng bằng nước máy sạch. Có rất nhiều sản phẩm vitamin có bổ sung flour cho trẻ ở lứa tuổi lên 2 mà mẹ nên tham khảo và sử dụng.

Lên lịch kiểm tra nha khoa cho bé


Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em cần được khám răng lần đầu tiên khi bé 1 tuổi, nhưng hầu hết các bác sĩ nhi khoa đều đồng ý rằng, lần khám đầu tiên của bé có thể chờ cho đến khi bé 3 tuổi, miễn là mẹ có thể giúp bé chăm sóc tốt hàm răng ngay tại nhà.

Nuôi con, đừng áp dụng tư duy nuôi lợn

13:42 |

Nói là nuôi con như nuôi lợn, có thể nhiều người sẽ chạnh lòng, nhưng sự thật là thế. Người lớn tham cân nặng, tham trẻ béo đâu phải vì yêu trẻ, mà vì muốn thỏa mãn cái sự 'mát tay nuôi trẻ' của mình thì đúng hơn

Ảnh minh họa


Ngày xưa các cụ có câu: "Chó gầy hổ mặt người nuôi". Câu nói này không sai nhưng nó chỉ đúng với các loài vật nuôi, không hiểu sao nhiều người mẹ, người bà lại áp dụng tư duy ấy để nuôi con, nuôi cháu.

Nhìn một người lớn béo mập thường người ta sẽ kèm theo lời dèm pha ví dụ như lười tập thể dục, ăn nhiều, lười làm, chậm chạp, ù lì... hoặc may lắm là an ủi "trông phúc hậu", vậy mà trẻ con thì tìm mọi cách nhồi cho các em béo múp míp.

Các thai phụ cũng tìm đủ cách ăn sao cho vào con không vào mẹ. Trên các diễn đàn mang thai và nuôi con nhan nhản những chia sẻ nhờ tư vấn như vậy. Có mẹ còn so bì cả cân lạng của con trong... siêu âm.

Lợi dụng tâm lý này, các hãng thực phẩm tung ra các loại sữa bầu, vitamin tổng hợp... để "con béo mẹ xinh, con thông minh mẹ không mập". Trong khi đó, thai phụ thực ra chỉ cần ăn uống hợp lý, đa dạng là đủ.

Khi sinh, con nặng trên 3 kg (và nặng hơn nữa) thì cả nhà hỉ hả khen, con nhỏ hơn một xíu thì mẹ buồn nhiều xíu. Mình biết, có mẹ còn vì cân nặng của em bé mới chào đời nhẹ hơn con nhà người ta mà bị mắng xối xả khi vừa đẻ xong vì "cái tội lười ăn để cho con còi". Ô hay, các cụ bảo: "Có đầu có đuôi nuôi lâu cũng lớn", chắc mọi người đã quên?

Rồi các mẹ nuôi con chừng một vài tháng, lại bắt đầu lăn tăn so bì sao con mình nhỏ quá, lên cân chậm quá, không như con nhà người ta. Thỉnh thoảng tôi lại đọc được một bài kiểu: "Con em 3 tháng mà mới 8kg à, có còi không các mẹ?" hoặc "Làm sao cho con tăng cân hả các mẹ, thấy con nhà người ta lên 1 - 2kg/tháng mà ham quá, con em 4 tháng mà đã lười ăn rồi, hay em cho con ăn bột nhỉ?"...

Vậy là nếu em bé được nuôi bằng sữa mẹ, người mẹ, hoặc bị mắng là sữa loãng, đau đầu tìm cách để sữa "đặc" hơn còn không sẽ có những người "mách nước" dùng bột này bột kia để bé tăng cân tốt.

Khi bé bắt đầu ăn (đáng lẽ phải là tròn 6 tháng thì nhiều người cho ăn sớm hơn nữa) thì không ít mẹ và bà tìm đủ cách nhồi nhét, ép ăn, cho uống thuốc kích thích ăn ngon.

Bạn cứ ra hàng quà sáng đầu phố, nơi tập trung các bà, các giúp việc và cả các mẹ bạn sẽ thấy cảnh ai đó đang quát, đang dỗ, đang xúc, đang nhồi cho em bé ăn bằng mọi giá. Các mẹ lí luận rằng "để nó tự giác thì cả ngày nó không đói đâu". Có những em bé ngày ăn 5 bữa chính và phụ, 6-7 bữa sữa, để cho lên cân tốt.


Hàng xóm nhà mình, có bé gần 3 tuổi, 1 tháng tiêu thụ hết 4 hộp sữa bột 900gr từ khi 9 tháng tuổi, chưa kể mỗi bữa 1 tô cháo to vật vã bằng tô canh mà 9 giờ vẫn thấy bố bé vác ra đường, vừa chỉ xe qua lại vừa xúc cho con.

Trước đó, mẹ bé bị chê sữa loãng, cả nhà ép cai sữa. Bây giờ thì bạn nhỏ ấy không bị ép cháo nữa rồi mà bị ép ăn cơm nát trộn thịt rau xay nát vì bé không biết nhai. Ngoài ra, sữa bé vẫn phải uống đều đều 2 hộp 900gr/tháng.

Nói là "nuôi con như nuôi lợn", có thể nhiều người sẽ chạnh lòng, sẽ phản ứng nhưng sự thật là thế. Người lớn tham cân nặng, tham trẻ béo đâu phải vì yêu trẻ, mà vì muốn thỏa mãn cái sự "mát tay nuôi trẻ" của mình thì đúng hơn.

Trong khi đó, có nhiều tiêu chí khác để đánh giá một đứa trẻ phát triển, là cảm xúc, là nhận biết, là trí tuệ, là khả năng đánh giá vấn đề, tư duy logic, là vận động, là chiều cao và cân nặng. Cân nặng, đáng lẽ là thứ cuối cùng cần được đánh giá thì nhiều người đang đẩy lên thành tiêu chí hàng đầu.

Bữa ăn của bé nên là niềm vui, là món quà hơn là gánh nặng. Tôi quan niệm bé tăng trưởng quan trọng hơn nhiều lần tăng cân. Một em bé hạnh phúc còn cần cả thời gian để chơi đùa, để học tập, chứ không phải chỉ cần ăn.

Theo VNN

Giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh

10:55 |

 Có những đứa con khỏe mạnh, thông minh là điều mong muốn của tất cả các bậc phụ huynh. Bộ sách "Phát triển trí não - sáng tạo IQ, CQ" sẽ giúp cha mẹ biến ước mơ đó thành hiện thực.

Sự thông minh, ngoài yếu tố di truyền thì việc giáo dục đóng một vai quan trọng trong việc khơi dậy sự phát triển trí não, nâng cao chỉ số IQ (chỉ số thông minh) và CQ (khả năng sáng tạo) của trẻ.

Bộ sách Phát triển trí não - sáng tạo IQ, CQ gồm 5 cuốn sách, dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên với hình ảnh minh họa vui nhộn và màu sắc rực rỡ giúp các bé dễ dàng nhớ, tiếp thu khi làm quen những cuốn sách này.



Thế giới của bé: Cuốn sách là cả thế giới thu nhỏ đầy hấp dẫn đối với trẻ thơ. Xoay quanh chủ đề về những loài động vật hoang dã, đồ vật trong gia đình… cùng với những con số, hình ảnh dễ thương, giúp bé thích thú khi học tập. Bộ sách có tác dụng phát triển sáng tạo CQ thông qua hình ảnh và sự lựa chọn phương án đúng.



Làm quen với vẽ: Khi bé được 3 tuổi, đây là thời gian thích hợp để trẻ bắt đầu làm quen với giấy bút, màu sắc và hình vẽ. Cuốn sách nãy sẽ giúp các bé phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo những mảng màu, hình ảnh mình thích. Từ việc làm quen với hình vẽ, các em sẽ dễ dàng ghi nhớ và nhận biết màu sắc của đồ vật, đồng thời nâng cao khả năng làm chủ cây bút trên trang giấy sáng tạo.



Làm quen với toán: Ở tuổi này, việc kết hợp vừa học vừa chơi rất cần thiết, khi ấy não bộ của bé phát triển mạng với tư duy trừu tượng và thế giới phong phú đầy màu sắc. Các bậc phụ huynh có thể kích thích giúp bé phát triển trí não thông qua các bài học về số đếm, nối hình. Từ đó, bé có thể nhớ các con số tự nhiên và áp dụng vào những trò chơi của mình hay gọi các vật dụng trong nhà.



Học toán thật vui: Sau khi bé làm quen với toán, việc học những bài tiếp theo trở nên thú vị hơn. Trong cuốn sách này, độ khó được nâng cao hơn so với cuốn Làm quen với toán. Đến với từng trang sách, các bé sẽ được khám phá nhiều dạng toán khác nhau. Nội dung sách xoay quanh các bài về thời gian, hình khối, những câu hỏi mở kèm theo đó là hình ảnh để các bạn nhỏ có thể tư duy phân tích về tình huống được nêu trong bài.



Làm toán đâu có khó: Trong quyển sách các bạn nhỏ được tiếp cận với những con số qua dạng toán so sánh số lớn, số bé, bằng nhau… Khi học tới cuốn sách thứ 3 về toán này, các bé sẽ không còn cảm thấy khó khăn trong việc đi tìm lời giải, hoàn toàn có đủ kiến thức, tự tin về cách làm toán của mình.


Sai lầm lớn của nhiều mẹ khi chăm sóc da cho bé

10:46 |

Nhiều mẹ có thói quen cho con dùng chung sữa tắm, dầu gội với mình vì cho rằng trẻ qua 1 tuổi hoặc bắt đầu vào mẫu giáo thì đã có thể dùng các sản phẩm của người lớn. Da bé từ 1 tuổi trở đi hay đã bắt đầu đi học mẫu giáo chưa phát triển như da người lớn.

Theo một nghiên cứu của Mỹ về Da liễu Nhi khoa đăng trên tạp chí Pediatric Dermatology, các tế bào trên làn da bé thưa thớt hơn các tế bào trên da người lớn. Hơn nữa, lớp sừng và da ngoài của bé, vốn giúp cơ thể bé chống lại các tác động bên ngoài, cũng mỏng manh.

Với sự mỏng manh này, da bé dễ bị ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài như môi trường, nhiệt độ, thời tiết. Xem thêm cách chăm sóc trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY


Da trẻ mỏng hơn da người lớn đến 30% nên rất cần được chăm sóc với các sản phẩm dành riêng cho bé


Vì tính hữu dụng, một số bà mẹ có thói quen dùng chung sữa tắm, dầu gội của người lớn hay sản phẩm dành cho cả mẹ và bé cho bé mà không hề biết rằng những sản phẩm ấy có thể không phù hợp với làn da mỏng manh của bé.

Hơn hết, từ 1 tuổi trở đi và bắt đầu đi mẫu giáo là thời điểm bé năng động nhiều hơn, có nhiều hoạt động vui chơi, tiếp xúc với môi trường bên ngoài, chính vì thế, việc dùng sữa tắm phù hợp và chuyên biệt sẽ giúp bé gột rửa được các loai chất bẩn như mồ hôi, bụi, bã nhờn, dầu…bám dính.

Với loại sữa tắm dịu nhẹ đúng độ tuổi, da bé còn được cân bằng độ pH vốn có, được dưỡng ẩm và làm sạch nhẹ nhàng. Vào mùa đông, mẹ cũng nên massage cho bé bằng kem dưỡng ẩm dành riêng cho bé giúp duy trì độ ẩm, bảo vệ làn da bé khỏi khô nẻ do trời lạnh.

Một số thương hiệu lớn như Johnson’s đã có những nghiên cứu khoa học công phu và kỹ lưỡng về da em bé, từ đó cho ra đời những sản phẩm sữa tắm và dầu gội thật sự chuyên biệt dành riêng cho bé với những dưỡng chất phù hợp và cần thiết.

Mẹ nên dùng các các sản phẩm chuyên biệt dành cho bé để bảo vệ da bé một cách toàn diện nhất
Chăm sóc da trẻ đúng cách là hết sức cần thiết trong những năm tháng đầu đời, vì thế các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn thận trong mọi lựa chọn của mình cho trẻ, đừng vì sự tiện dụng mà làm ảnh hưởng đến làn da non nớt, mỏng mạnh của bé. Hãy yêu thương làn da bé đúng cách bằng cách sử dụng những sản phẩm chuyên biệt phù hợp với bé để nuôi dưỡng da bé khỏe mạnh ngay từ nhỏ nhé!

Tại sao cần đặt ra kỷ luật cho trẻ?

15:11 |
Những đứa trẻ có kỷ luật rất quan tâm tới sức khỏe tinh thần và thể chất của mình. Có nhiều cách để kỷ luật trẻ và cha mẹ có thể lựa chọn một số cách kỷ luật để giúp trẻ học hỏi và trưởng thành. Cách kỷ luật cần đảm bảo rằng trẻ phát triển được 6 kỹ năng sống cần thiết để trở thành người tốt.



Đôi khi, cha mẹ cảm thấy tội lỗi và lo lắng rằng con bạn sẽ nổi điên lên khi cha mẹ kỷ luật chúng.

Thật không may, nếu không có kỷ luật phù hợp với lứa tuổi, trẻ có thể không có được các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống sau này. Bạn nên là cha mẹ của trẻ chứ không phải là bạn của trẻ.

Cộng việc của cha mẹ là không phải đảm bảo trẻ có một thời kỳ ấu thơ dễ chịu. Thay vì vậy, cha mẹ thành công có sự tự tin rằng trẻ đã sẵn sàng bước vào thời kỳ trưởng thành. Khi trẻ có kỷ luật cần thiết, trẻ sẽ học các kỹ năng cần thiết để trở thành người có tinh thần trách nhiệm.

Kỷ luật giúp trẻ kiểm soát sự lo sợ


Dù bạn có tin hay không, nhưng trẻ không muốn chịu trách nhiệm. Trẻ thường thử các giới hạn chỉ để đảm bảo rằng cha mẹ có thể giữ cho chúng an toàn. Khi cha mẹ đưa ra những hậu quả kèm theo hành vi của trẻ, điều đó sẽ giúp trẻ trưởng thành và học hỏi.

Trẻ có cha mẹ dễ dãi đôi khi cảm thấy lo lắng bởi vì trẻ đang phải kiểm soát các quyết định của mình. Trẻ biết rằng trẻ không có khả năng đưa ra các lựa chọn tốt và muốn học hỏi từ người lớn. Thiếu sự hướng dẫn và sự giúp đỡ từ phía cha mẹ có thể có xu hướng khiến trẻ gặp nhiều lo lắng.

Kỷ luật dạy trẻ cách đưa ra những lựa chọn tốt


Kỷ luật phù hợp dạy trẻ cách đưa ra những quyết định tốt. Ví dụ, khi trẻ bị tước mất đặc quyền đi xe đạp bởi lái xe xuống lòng đường, trẻ có thể học cách lựa chọn an toàn hơn vào lần tới khi đi xe đạp.

Quyết định lạnh mạnh cho trẻ cơ hội suy nghĩ về hành vi của mình và biết các giải pháp thay thế các vấn đề.

Trẻ cần học các kỹ năng giải quyết vấn đề để trẻ có thể nhận biết được các hậu quả có khả năng xảy ra khi trẻ hành động.

Điều quan trọng là cần phân biệt sự khác nhau giữa hậu quả kèm theo và trừng phạt. Khi bạn áp dụng các cách kỷ luật phù hợp với lứa tuổi với những hậu quả phù hợp, trẻ sẽ học hỏi được từ những sai lầm của mình. Tuy nhiên, trừng phạt thường có xu hướng dạy trẻ rằng bố mẹ là người có quyền lực hoặc trẻ sẽ học cách “trốn” khi mắc lỗi.

Kỷ luật dạy trẻ kiểm soát cảm xúc


Kỷ luật giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc theo cách tích cực. Ví dụ, khi trẻ được cách ly sau khi đánh em, trẻ sẽ học được một kỹ năng có giá trị để giúp trẻ kiểm soát sự tức giận trong tương lai. Mục tiêu là trẻ biết cách tự tách mình ra khỏi tình huống mỗi khi buồn.

Các cách kỷ luật khác như khen ngợi, cũng có thể dạy trẻ cách giải quyết các cảm xúc của mình. Ví dụ, bạn có thể nói với trẻ: “Con xếp tháp rất chăm chỉ mặc dù hơi khó. Cứ tiếp tục công việc này nhé”. Điều đó có thể thúc đẩy trẻ vượt qua sự thất vọng và cố gắng không bỏ cuộc.

Phớt lờ hành vi chọn lọc cũng là cách dạy trẻ kiểm soát cảm xúc của mình. Khi cha mẹ phớt lờ cơn tức giận của trẻ, trẻ sẽ học được rằng đó không phải là cách tốt để nhận được thứ mình muốn. Phớt lờ các hành vi khác, như lải nhải chẳng hạn, cũng chỉ ra rằng những hành vi gây sự chú ý không có hiệu quả và trẻ cần tìm cách khác để đáp ứng các nhu cầu của mình khi buồn.

Kỷ luật giúp cho trẻ an toàn


Mục tiêu cuối cùng của kỷ luật là giúp trẻ an toàn. Điều này bao gồm những vấn đề an toàn chính, như nhìn cả hai chiều khi sang dduowwngf. Có những hậu quả kèm theo dành cho trẻ khi trẻ không thực hiện các chỉ dẫn an toàn phù hợp.

Kỷ luật cũng chỉ ra những nguy cơ về sức khỏe khác, như ngăn chặn tình trạng béo phì. Nếu bạn để trẻ ăn bất cứ thứ gì trẻ muốn vào mọi lúc, thì điều này sẽ khiến trẻ gặp rủi rõ nghiêm trọng về sức khỏe bởi vì trẻ không biết đưa ra những lựa chọn có lợi cho sức khỏe của mình khi không có sự hướng dẫn của người lớn.

Khi cha mẹ có cách kỷ luật quyết đoán và nói với trẻ những lý do khi áp dụng các nguyên tắc này, điều đó sẽ giúp trẻ xem xét các khía cạnh an toàn. Ví dụ, thay vì nói “Bây giờ thì con con ngồi” khi trẻ nhảy trên giường, bạn có thể để trẻ biết rằng nhảy trên giường không an toàn và trẻ có thể bị ngã đau nếu tiếp tục làm như vậy. Điều này dạy trẻ biết quan rất những nguy cơ có thể xảy ra trong các tình huống khác.

Sử khác nhau giữa trừng phạt và kỷ luật

14:51 |
Khi chỉnh sửa hành vi của trẻ, có một sự khác biệt lớn giữa Trừng phạt và Kỷ luật. Trong khi Trừng phạt tập trung vào việc bắt trẻ phải chịu đựng khi mắc lỗi, thì Kỷ luật lại là cách dạy trẻ biết đưa ra lựa chọn tốt hơn vào lần sau.



Trừng phạt là gì?


Trừng phạt là hình thức can thiệp mang tính chất là phạt trẻ khi trẻ mắc lỗi. Sự trừng phạt thường bắt nguồn từ cảm xúc tức giận và tuyệt vọng của cha mẹ.

Trừng phạt thường khiến trẻ cảm thấy “Mình là người tồi”. Thông thường, cha mẹ hay trừng phạt cảm thấy tuyệt vọng trong việc duy trì sự kiểm soát và cố gắng chứng tỏ với trẻ rằng “Mẹ là người chịu trách nhiệm cho dù con có thích hay không”.

Những cha mẹ độc đoán thường có xu hướng trừng phạt trẻ. Trừng phạt, kiểu như đánh trẻ, có nghĩa là khiến trẻ chịu đựng đau đớn. Ví dụ khác về sự trừng phạt là vứt đồ chơi của trẻ khi khi trẻ không chịu dọn dẹp phòng.

Các vấn đề khi Trừng phạt trẻ


Trừng phạt trẻ không dạy trẻ cách hành xử. Những trẻ bị đánh vì đánh người khác không học được cách giải quyết xung đột trong hòa bình. Thay vì vậy, trẻ cảm thấy bối rối không hiểu tại sao bạn được đánh trẻ trẻ mà trẻ thì lại không được đánh em.

Trừng phạt cũng dạy trẻ rằng trẻ không có khả năng kiểm soát bản thân. Trẻ hiểu rằng cha mẹ phải kiểm soát hành vi của trẻ bởi vì trẻ không có khả năng tự kiểm soát hành vi của mình.

Hình thức trừng phạt khắc nghiệt có thể khiến trẻ trút sự tức giận vào người khiến trẻ bị đau thay vì tập trung vào giải quyết vấn đề của trẻ. Bởi vậy, thay vì ngồi xuống và suy nghĩ về cách mà trẻ có thể làm tốt hơn vào lần sau, thì những trẻ bị phạt phải ngồi góc trong vòng nhiều giờ sẽ dành thời gian để nghĩ cách trả thù người phạt trẻ.

Kỷ luật là gì?


Kỷ luật tập trung vào việc dạy trẻ các kỹ năng mới, như cách quản lý hành vi của trẻ, giải quyết các vấn đề, và đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Kỷ luật tập trung vào việc dạy trẻ học hỏi từ những sai lầm của mình và giúp trẻ phát hiện ra những cách phù hợp với xã hội để giải quyết các cảm xúc của mình.

Các phương pháp kỷ luật bao gồm Cách ly. Mục tiêu của Cách ly là dạy trẻ biết tự lấy lại bình tĩnh khi buồn để về sau trẻ có thể dùng đến cách này trước khi ném đồ chơi.

Kỷ luật là mộc cách tiếp cận quyết đoán mà trẻ học được cách thay đổi hành vi của mình. Khi trẻ nhận hậu quả kèm theo hành vi của mình, các hậu quả đó cần rõ ràng và có thời điểm nhạy cảm. Ví dụ, trẻ có thể mất quyền sử dụng thiết bị điện tử trong một ngày nếu như trẻ không tắt tivi khi bạn yêu cầu.

Những lợi ích của Kỷ luật


Kỷ luật là chủ động phòng chứ không phải là phản ứng để chữa. Kỷ luật ngăn cản nhiều vấn đề về hành vi và đảm bảo trẻ sẽ học hỏi được từ những sai lầm của mình.

Nhiều phương pháp kỷ luật có những cách tiếp cận tích cự như Khen ngợi hay Hệ thống khen thưởng.

Những cách tích cực khuyến khích hành vi tốt để trẻ tiếp tục và khích lệ trẻ tuân theo các nguyên tắc.

Kỷ luật nuôi dưỡng các mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con cái. Và mối quan hệ tích cực này sẽ khiến trẻ giảm bớt cách hành vi gây sự chú ý và thúc đẩy trẻ hành xử tốt.

Khi áp dụng Kỷ luật, trẻ có xu hướng suy nghĩ rằng “Mình làm việc này chưa tốt” chứ không phải “Mình là người tồi”. Khi trẻ có khả năng tách riêng con người và hành động của mình, trẻ thường có xu hướng tin rằng trẻ có khả năng hành xử tốt hơn trong tương lai.

Các kỹ năng vận động cơ bản cho bé yêu

14:46 |
Một môi trường năng động sẽ giúp bé yêu có một bộ não linh hoạt. Đặc biệt, việc phát triển kĩ năng vận động đúng cách dành cho bé theo từng giai đoạn chính là “đề bài” mà phụ huynh vẫn thường trăn trở. Đâu sẽ là “chìa khóa” giải mã? Tất cả sẽ được bật mí qua bài viết dưới đây.



Vận động – Yếu tố quyết định cho sự phát triển toàn diện của bé


Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết, hai năm đầu đời trong quá trình phát triển của bé là vô cùng quan trọng. Đó là khoảng thời gian các dây thần kinh vận động chính liên kết với tiểu não nhằm kiêm soát tư thế và khả năng phối hợp của bé, là thời kỳ nền tảng cho sự phát triển thể chất của bé.

Giai đoạn này, bé yêu sẽ bắt đầu thu thập những trải nghiệm quý giá về thế giới xung quanh. Mẹ thử hình dung nhé, bộ não mới phát triển của bé cũng giống như một chiếc máy tính vậy, cực kỳ tinh vi, nhưng lại không hề có phần mềm nào được cài đặt trong đó.

Vì vậy, bé phải tự mình phát triển “phần mềm” của chính mình để tận dụng hết sức mạnh của não bộ, mà tất cả đều phụ thuộc vào các hoạt động thể chất. Lúc bé biết đứng, bé được “mở rộng tầm nhìn”, nhận thấy cuộc sống rộng lớn và kì diệu biết bao. Lúc bé biết “di chuyển”, bé thuần thục cách bò và đi, bé hoà mình vào cuộc sống, tự tin khám phá, thoả sức giải phóng khả năng suy nghĩ, tò mò và nhen nhóm ý chí “chinh phục”.


Hãy để bé thoải mái vận động và tự tin khám phá thế giới xung quanh trong những năm tháng đầu đời​


Vì vậy, hoạt động thể chất được xem là một yếu tố then chốt trong sự phát triển trí não, giác quan, cơ thể của bé. Xây dựng và phát triển kĩ năng vận động thành thói quen sẽ tạo dựng một nền tảng cuộc sống khoẻ mạnh cho bé.

Khám phá bí kíp vận động cho bé qua từng giai đoạn


Có rất nhiều cách để tạo ra hoạt động thể chất cho bé, tuy nhiên có 3 nguyên tắc mẹ cần lưu ý để tạo ra hiệu quả vận động: Tạo ra nhiều hoạt động vận động kết hợp giác quan (đặc biệt thị giác); Phối hợp các hoạt động cơ bản liên quan đến việc kiểm soát tư thế và hoạt động di chuyển (bò, trườn, nhảy); Kết hợp với hoạt động âm nhạc. Khi mẹ biết cách làm “nhuần nhuyễn” cả 3 yếu tố trên, bé sẽ có được một môi trường khám phá tuyệt vời, sự liên kết tế bào thần kinh của bé được nâng cao, bé ngày càng phát triển vượt trội.


Với bé sơ sinh:


 Mẹ nên treo đồ chơi an toàn hoặc thú nhồi bông có nhiều màu sắc trên nôi để bé có thể với tay, dùng chân chạm vào. Mẹ cũng có thể tạo cơ hội cho bé tiếp xúc với nhiều vật liệu khác nhau (giấy, vải, nhựa), đóng và mở các hộp giấy,… Khi ấy, mắt nhìn và tay chân của bé cùng được phối hợp.

Với bé ở tuổi chập chững: 


Lúc này, bé đòi hỏi cần có nhiều thao tác vận động khác nhau như ném, bắt, đá, lăn các loại đồ chơi có kích cỡ, hình dáng khác nhau. Khi ấy, các trò chơi ghép hình, các khối hình sẽ giúp bé khám phá và hoàn thiện kĩ năng vận động nhanh chóng. Ngoài ra, khuyến khích bé vẽ hay nguêch ngoạc trên các loại giấy, vải, hoặc vật liệu khác nhau cũng là một cách hay mà mẹ không nên bỏ qua..

Với bé mẫu giáo:


 Ở giai đoạn này, mẹ có thể khuyến khích bé chơi đá banh vào lưới, xếp các hình khối khác nhau, múa nhảy, đạp xe, hoặc bơi lội,… Lúc này, bé sẽ cực kì sảng khoái để khám phá và học hỏi thế giới xung quanh.

Để đảm bảo quá trình vận động cho bé, tã giấy có vai trò rất quan trọng để bé có thể tự do di chuyển, hang hái say mê trong quá trình vận động và phát triển. Mẹ lưu ý chọn cho bé loại tã giấy vừa vặn, có khả năng thấm hút nhanh chóng và luôn đảm bảo độ thông thoáng để bé luôn cảm thấy thoải mái vận động và khám phá thế giới bên ngoài nhé.

Những điều thú vị từ cơ thể trẻ

14:39 |
Khi mới chào đời, các em bé đã có tất cả các bộ phận, cơ quan giống như người lớn với các chức năng tương ứng. Nhưng ít ai biết rằng cơ thể trẻ em không phải là sự thu nhỏ của cơ thể người lớn mà chúng có những đặc điểm riêng theo từng độ tuổi. Cùng khám phá những điều thú vị về cơ thế của bé yêu nhé các mẹ.



Da của bé rất độc đáo nhé.


Mỗi khi bị lạnh, các bé dễ bị cứng bì là vì thành phần mỡ dưới da nhiều acid palmatic và stearic, ít acid oleic. Ở trẻ em, trong 6 tháng đầu lớp mỡ dưới da phát triển mạnh, bề dày trung bình từ 6 - 15 mm, trẻ gái phát triển hơn trẻ trai. Trẻ đẻ non lớp mỡ này phát triển yếu.

Trong những tháng đầu tuyến mồ hôi chưa làm việc nên da chưa có tác dụng tiết mồ hôi mà chỉ có tác dụng chuyển hoá hơi nước. Bề mặt da của trẻ em so với trọng lượng cơ thể cao hơn người lớn. Do đó sự thải nước theo đường da ở trẻ em sẽ lớn hơn người lớn. Điều này lí giải vì sao ở trẻ nhỏ hay có hiện tượng mồ hôi trộm nha các mẹ.

Trên da bé yêu còn có chất tiền vitamin D, nhờ tia cực tím của ánh sáng mặt trời mà các chất này sẽ được chuyển hóa thành vitamin D. Vì vậy mới có những lời khuyên là các mẹ cho bé tắm năng thường xuyên đó.

Hệ cơ cũng thú vị không kém này.


Bé mới sinh ra cũng có cơ bắp rồi các mẹ nhé. Tuy nhiên cơ lực còn rất yếu và phát triển không đều. Các cơ lớn như đùi, vai, cánh tay sẽ phát triển trước, các cơ nhỏ như cơ lòng bàn tay, cơ ngón tay phát triền chậm sau. Chính vì vậy, các động tác tỉ mỉ thường trẻ chưa biết làm ngay đâu, phát triền dần dần mới được.

Một điều đặc biệt nữa là các mẹ có biết vì sao 2-3 tháng đầu trẻ ít khi duỗi thẳng tay ra được không? Đó là vì những tháng đầu sẽ xuất hiện hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý, nhất là ở các cơ gấp, nên hai tay thường co lại, khoảng 2 – 3 tháng hết tăng trương lực cơ chi dưới, lúc đó vận động tay chân sẽ dễ dàng cộng với xương cứng dần lên bé sẽ có thể lẫy, lật được rồi mẹ nhé.

Cơ của các em bé chứa nhiều nước, ít đạm, mỡ và các muối vô cơ, nên khi bé bị tiêu chảy thì sẽ sụt cân nhanh. Các mẹ có con bị rồi sẽ rất hiểu cảm giác trẻ đi tiêu có mấy ngày thôi mà đã xọp hẳn đi.

Xương của bé thì sao?


Xương của trẻ chưa phát triển đầy đủ, hầu hết vẫn còn là sụn. Cột sống lúc đầu chưa cố định, nếu trẻ chưa sẵn sáng mà cứ cho trẻ ngồi sớm, bế cắp nách.. trẻ sẽ dễ bị gù, và vẹo cột sống.

Trẻ cũng có lồng ngực để bảo vệ tim và phổi như bố mẹ rồi nhé, nhưng chức năng di động còn kém, vẫn phải sử dụng cơ hoành nhiều để thở. Nếu cơ hoành bị tổn thương trẽ sẽ dễn bị khó thở.

Hệ hô hấp rất đặc biệt


Các bé dưới 1 tuổi, vòng bạch huyết thanh quản ít phát triển, hai hạch nhân (hay còn gọi amidan) còn bé, nên bé ít bị viêm amidan. Ngược lại, vòng bạch huyết quanh hầu mũi lại phát triển mạnh, dễ bị viêm VA hơn, trẻ càng lớn tuổi, vòng bạch huyết này nhỏ dần. Mẹ nào có con hay viêm VA, viêm A thì chú ý điểm này nhé.

Về thanh quản, trẻ dưới 6-7 tuổi, khe thanh âm ngắn, thanh đới ngắn nên giọng nói của trẻ cao, thanh. Từ khoảng 12 tuổi, thanh đới trẻ trai dai hơn trẻ nữ nên giọng trẻ trai trầm hơn.

Tim mạch tuần hoàn lạ quá


Khi trẻ sinh ra vị trí tim khác so với người lớn. Lúc đầu tim trẻ nằm ngang do cơ hoành ở cao. Đến khoảng 1 tuổi, khi trẻ biết đứng đi, tư thế tim nằm chéo nghiêng, đến khoảng 4 tuổi, do sự phát triển của phổi, lồng ngực, tim sẽ có tư thế đứng giống người lớn.

Mạch đập của trẻ em nhanh, trẻ càng nhỏ lại càng nhanh. Mạch cũng dễ thay đổi khi trẻ sợ sệt, trẻ bị sốt hoặc hoạt động gắng sức. Vì vậy nếu cần đếm mạch đập của trẻ thì nên lấy mạch lúc trẻ ngủ, nằm yên tĩnh.

Hệ tiêu hóa của bé yêu


Tuyến nước bọt của trẻ sơ sinh chưa phát triển, từ 3-4 tháng tuổi trở lên tuyến nước bọt mới phát triển hoàn toàn, số lượng nước bọt tăng dần. Trong nước bọt của trẻ có các enzym tiêu hoá như enzym amilaza, ptyalin, mantaza. Ở trẻ 4 tháng, enzym amilaza ít nên trẻ chưa tiêu hoá được chất bột. Đó là lí do vì sao trẻ từ 6 tháng tuổi mới nên tiến hành ăn dặm.

Giống như tim, khi ra đời, dạ dày trẻ em sơ sinh cũng nằm ngang và ở vị trí tương đối cao, khi trẻ biết đứng đi thì mới nằm dọc. Lớp cơ ở dạ dày còn yếu, nhất là cơ tâm vị, trong khi đó, cơ thắt môn vị khép chặt lại. Điều này giải thích vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị nôn trớ.

Mạc treo ruột tương dối dài, manh tràng lại ngắn và di động nên trẻ rất dễ bị xoắn ruột. Vị trí ruột thừa ở trẻ cũng chưa cố định nên việc chuẩn đoán viêm ruột thừa khó.

Lượng vi khuẩn trú ở ruột khá cao, trẻ bú mẹ sẽ có nhiều bifidus, trẻ nuôi ăn sữa công thức sẽ có nhiều E.coli. Thêm lí do chứng minh sữa mẹ là tốt nhất nhé các mẹ.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Đánh trẻ có phải là cách hiệu quả dạy con?

14:35 |
Đánh trẻ là một đề tài khó khăn trên toàn cầu. Mặc dù các chuyên gia khuyên rằng không nên trừng phạt thân thể trẻ, nhưng nhiều tra mẹ vẫn cho rằng đó là cách hiệu quả kỷ luật. Trước khi bạn quyết định liệu có nên đánh trẻ hay không, bạn có thể kiểm tra lại các hậu quả khi trừng phạt thân thể trẻ.



Các lý do khiến bố mẹ đánh trẻ


Đôi khi bố mẹ đánh trẻ để thể hiện sự bất lực. Khi trẻ thường xuyên hành xử sai, bố mẹ có thể cảm thấy rằng trẻ đang làm họ khó chịu và họ không biết làm gì khác.

Thường họ sẽ nói: “Chẳng có cách nào hiệu quả”.

Nếu không có cách kỷ luật nhất quán, thì dường như đánh trẻ là lựa chọn tốt nhất. Nhưng nếu đánh trẻ quá thường xuyên, bố mẹ sẽ tin rằng đánh trẻ là cách để sửa hành vi của trẻ và không có cách kỷ luật nào khác thay thế.

Một lý do khác mà bố mẹ đánh trẻ là để thể hiện sự bực tức. Bậc cha mẹ suy nghĩ rằng “Mẹ không thể tin là con vừa làm việc đó!” có thể đánh trẻ mà không cần nghĩ. Thay vì vậy, họ thường giận dữ hoặc sợ hãi. Nếu không có kế hoạch kỷ luật trẻ rõ ràng, đánh trẻ sẽ là cách phòng thủ đầu tiên mà bạn lựa chọn.

Các vấn đề kèm theo khi đánh trẻ


Đánh trẻ có thể tạo ra nhiều vấn đề. Dưới đây là một số lý do mà bạn có thể suy nghĩ lại khi đánh trẻ:

- Đánh trẻ không bao giờ dạy trẻ cách cư xử phù hợp. Nếu trẻ bị đánh vì tranh cãi với anh chị em sẽ không bao giờ học được cách hòa thuận với người khác trong tương lai. Các kỷ luật hiệu quả là cần dạy trẻ các kỹ năng mới.

- Đánh trẻ là gương xấu. Trẻ quan sát những gì cha mẹ làm chứ không phải những gì cha mẹ nói. Do đó, nếu bạn đánh trẻ bởi vì trẻ cắn em trai, thì bạn đang gửi cho trẻ một thông điệp lẫn lộn: Tại sao bạn làm được còn trẻ thì không.

- Trẻ bị đánh thường cảm thấy tủi hổ. Trẻ có thể nghĩ rằng mình là người tồi và khó khăn trong các vấn đề về lòng tự trọng. Trẻ cảm thấy tủi hổ sẽ không có động lực để cải thiện hành vi của mình.

- Đánh trẻ khiến trẻ chuyển sự tập trung từ hành vi của mình sang hành vi của bố mẹ. Trẻ thường dành thời gian của mình để tập trung cơn giận của mình vào hành vi của bố mẹ chứ không vào việc trẻ cần làm gì để tốt hơn vào lần sau. Trẻ bắt đầu ra quyết định dựa vào suy nghĩ: “Mình cần làm gì để không bị đánh” thay vì nghĩ chủ động: “Đó có phải là lựa chọn tốt nhất của mình hay không”.

- Đánh trẻ mất hiệu quả theo thời gian. Đôi khi trẻ quyết định hành xử sai bởi “điều đó đáng giá”. Một cách kỷ luật hiệu quả hơn (như tước đặc quyền trong vòng 24 giờ) sẽ thúc đẩy trẻ hành xử tốt.

- Đánh người khác không phải là lựa chọn khi trẻ lớn. Nếu bạn thường đánh để kỷ luật trẻ, thì bạn sẽ làm gì khi trẻ 16 tuổi? Có nhiều cách kỷ luật phù hợp với lứa tuổi mà bạn có thể sử dụng trong suốt cuộc đời của trẻ để không phải đánh con.

Các cách kỷ luật thay vì đánh con


Có nhiều cách kỷ luật có hiệu quả hơn đánh trẻ. Bạn có thể cân nhắc tới việc đưa ra các hậu quả kèm theo để dạy trẻ các kỹ năng mới.

Nếu con bạn vẽ lên tường, hậu quả logic là: Trẻ cần lau sạch chỗ vẽ đó. Điều này sẽ dạy trẻ cần tôn trọng tài sản hơn.

Đền bù cũng là cách khôi phục lại mối quan hệ và giúp trẻ học thêm các kỹ năng mới. Cách này có thể rất hiệu quả đối với các hành vi hung hăng và áp dụng được đối với các trẻ lớn và trẻ tuổi teen.

Mục tiêu của kỷ luật trẻ là dạy trẻ học các kỹ năng mới giúp con trưởng thành với những công cụ cần thiết để trở thành người có tinh thần trách nhiệm. Do đó, khi quyết định sử dụng cách kỷ luật nào đó, bạn cần cân nhắc về những gì mà bạn mong đợi ở trẻ khi có sự can thiệp của bạn.

Tổng hợp những món ăn dặm để trẻ thông minh

14:03 |
Cho bé ăn dặm thực chất là bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho bé từ các thức ăn ngoài sữa mẹ. Nó quyết định rất lớn tới sự phát triển cả thề thể chất và trí tuệ của bé sau này. Vậy cho bé ăn dặm thế nào là đúng cách để bé thông minh “vượt trội” hơn cả mong đợi?


7 sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ khiến trẻ bướng bỉnh hơn
Trẻ thông minh đến mức nào nếu được ngủ đủ giấc mỗi ngày?
Cách phòng bệnh vào mùa đông cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các mẹ cùng tham khảo những món ăn dặm giúp kích thích sự phát triển trí não cho bé để nấu cho con yêu nhé! 

1. Cháo cá hồi bí đỏ





Nguyên liệu gồm có:

– Gạo tẻ: 50g
– Gạo nếp: 1 nắm nhỏ
- Bí đỏ 300g
– Cá hồi tươi: 2 lát (500g)
– Gia vị: muối, tiêu, hành khô
– Rau mùi, hành lá

Cách chế biến:

Cá hồi mua về làm sạch và để khi nấu cháo không bị tanh bạn cho cá vào đun sôi với một chút nước. Bạn luộc cá chín và vớt ra tách riêng phần thịt và phần xương.
+ Phần xương cá bạn tiếp tục ninh để lấy nước dùng
+ Phần thịt cá hồi bạn băm nhuyễn và cho phi thơm cùng với hành nêm gia vị vừa ăn.
Gạo tẻ và gạo nếp bạn cho vào nồi nước dùng nấu nhừ, sau khi cháo chín bạn bắc ra ngoài và cho cá hồi đã phi thơm vào đảo đều.
Rau mùi và hành lá thái nhỏ sau đó cho vào bát cháo đã múc riêng cho bé, không nên cho hết vào nồi luôn một lúc nhé.
Như vậy là bạn đã hoàn thành món cháo cá hồi ăn dặm cho bé thơm ngon và bổ dưỡng rồi.

2. Cháo thị bò bí đỏ

chao-2
Nguyên liệu:

Gạo ngon, bí đỏ, thịt bò, phô mai, gia vị.


Các bước thực hiện: 

1. Thịt bò thái mỏng, ướp gia vị (ko khuyến khích các mẹ nêm mắm muối cho bé dưới 1 tuổi các mẹ nhé)
2. Tỏi băm nhỏ, phi thơm rồi xào cùng thịt bò.
3. Băm nhuyễn hỗn hợp vừa nấu chín.
4. Bí đỏ luộc chín, dùng thìa tán nhỏ.
5. Đổ nước luộc bí ra 1 bát con, cho phomai vào rồi tán nhỏ.
6. Bắc nồi cháo trắng lên, cho thịt bò băm, bí đỏ và phomai vào ngoáy cùng.
7. Nêm nếm cho vừa miệng trước khi bắc ra.

3. Cháo trứng gà đậu hà lan

chao-3
Nguyên liệu: 

Đậu hà lan: 100g
Trứng gà: 1 quả
Gạo: 50g

Các bước thực hiện:

Trứng gà tách lấy ½ lòng đỏ. Đánh tan lòng đỏ vào với cháo rồi quấy đều trên bếp cho chín. Khi cháo chín, cho phần đậu hà lan đã được hấp chín mềm và xay nhuyễn vào. Quấy đều tay khoảng 3 phút rồi nêm ½ thìa café nước mắm trẻ em, sau đó nêm 1 thìa café dầu ăn trẻ em, tắt bếp, quấy đều, đổ ra bát cho bé ăn lúc còn ấm nóng.

4. Chuối nghiền

chao-4

Mẹ có thể dùng máy xay xay đến khi chuối mịn. Chuối khi được xay sẽ chuyển màu tím hay nâu nhạt là bình thường, bạn đừng nên lo lắng. Thêm nước nếu thấy cần để đạt được hỗn hợp lỏng đặc như mong muốn. Tốt nhất, bạn nên cho thêm sữa mẹ, sữa công thức mà bé đang uống thay vì nước lọc.
Trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho hỗn hợp này đặc lại hoặc chỉ dầm chuối chứ không phải xay nữa để tập bé cách nuốt thức ăn thô.

Vài gợi ý để pha trộn tạo hương vị khác với chuối nghiền

Chuối nghiền bản thân nó đã rất ngon, ngọt nhưng sẽ càng hấp dẫn hơn nhiều khi mẹ trộn hỗn hỗn hợp này với các loại trái cây hoặc các loại thực phẩm lành tính dành cho bé. Hãy thử trộn chuối đã được xay nhuyễn với: thanh long, lê, xoài, dâu, đu đủ, táo, bột yến mạch, sữa chua…để tạo được món ăn thơm ngon hấp dẫn cho bé nhé.

5. Cháo súp lơ

chao-5

Nguyên liệu:

- Gạo tẻ: 3 nắm nhỏ
- Gạo nếp: 1 nắm nhỏ
- Thịt bò: 50 gr
- Hoa lơ xanh (Bông cải xanh): 50 gr - Dầu ăn ô liu
- Mắm ngon

Các bước thực hiện

Bước 1: Gạo tẻ trộn với gạo nếp, vo sạch cho vào nồi ninh nhỏ lửa. (Nếu thường xuyên nấu bột cho bé mẹ nên nấu một nồi cháo trắng cho bé ăn trong ngày như vậy mẹ sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian). Xúc một bát cháo trắng vừa đủ lượng ăn cho bé.
Bước 2: Trong lúc đợi cháo chín, thịt bò rửa sạch, thái mỏng, băm nhỏ rồi viên thành từng viên.
Bước 3: Hoa lơ (Bông cải xanh) rửa sạch, ngâm nước muối loãng.
Bước 4: Phi thơm chút dầu ăn với hành khô băm nhỏ, cho viên thịt bò vào xào, nêm 1 thìa canh mắm. Tắt bếp cho thịt bò vào máy xanh cùng lượng cháo và hoa lơ vừa đủ với chút xíu nước. Xay nhuyễn
Bước 5: Đổ ra nồi nhỏ đun khoảng 1-2 phút, tắt bếp đổ bột ra đĩa, nêm 1 thìa canh dầu ô liu hoặc dầu cá hồi. Như vậy là mẹ đã có món bột dặm hoa lơ thịt bò cho bé yêu rồi nhé.
Mẹ tự tay chuẩn bị món ăn rồi đút cho bé, thấy bé háu ăn mẹ lại có thêm động lực mày mò chế biến món ăn cho bé. Bông cải xanh và thịt bò đều là những thực phẩm rất tốt cho bé trong những năm đầu đời, mẹ không nên bỏ qua 2 thực phẩm này.

Tổng hợp internet

Làm sao để bé không bị ốm vào mùa Đông

15:12 |
1. Ra ngoài
Đừng luôn cho bé ở trong nhà khi thời tiết chuyển lạnh. Thiếu không khí trong lành ngoài trời sẽ làm yếu hệ miễn dịch của bé. Từ đó, làm bé dễ mắc bệnh. Hãy chắc chắn rằng thi thoảng, bạn và bé cùng được ra bên ngoài, nơi không khí càng trong lành càng tốt.



2. Tắm nắng mùa lạnh
Bé cần vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương mạnh khỏe. Nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, vitamin D từ mặt trời còn giúp bé duy trì hệ miễn dịch mạnh khỏe.
Và mùa đông, không phải ngày nào cũng có nắng ấm. Do đó, tranh thủ những ngày có nắng, bạn nên cho bé tắm nắng. Thời điểm lý tưởng để tắm nắng vẫn là buổi sáng sớm và chiều muộn (không nên coi thường nắng mùa đông vì vào lúc trưa, ánh nắng vẫn đầy những tia cực tím gây hại). Ngoài ra, cũng nên tăng cường các thực phẩm chứa vitamin D cho bé.

3. Mặc cho bé thoải mái và dễ chịu
Trừ khi phải ra ngoài lúc gió lạnh, còn khi ở nhà, bạn nên chọn cho bé những trang phục thoải mái và dễ chịu nhất. Đừng quên mũ, khăn và găng tay cho bé nếu phải ra ngoài khi trời gió (bé có thể mất đến 50% nhiệt độ cơ thể do thoát nhiệt ở đầu). Bạn có thể cảm thấy ấm hơn bé nhà bạn nếu bạn phải bế con hoặc đẩy xe cho bé.

4. Giữ bé khô ráo
Thời tiết mùa đông thường kéo theo mưa phùn ẩm ướt. Do đó, nên chọn cho bé những chiếc áo khoác, mũ không thấm nước. Nếu bé bị dính nước mưa, cần thay quần áo cho bé thật nhanh. Bao bọc bé sau đó để bé ấm và cung cấp cho bé một đồ uống ấm nếu bé vừa bị lạnh và bị ướt.

5. Giữ tay sạch sẽ
Bé cần được rửa tay thường xuyên ngay cả khi trời lạnh. Bởi vì bàn tay là nơi chứa nhiều virus gây bệnh. Ngoài ra, cha mẹ và người thân trong nhà cũng nên duy trì thói quen rửa tay bằng nước ấm và xà phòng để tránh lây nhiễm virus cho bé.

6. Ăn uống tốt
Dinh dưỡng với bé rất quan trọng dù bất kỳ thời điểm nào nhưng vào mùa đông, cơ thể bé cần nhiều vitamin hơn. Hãy nhớ cho bé ăn mỗi ngày với rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn béo. Rau theo mùa lạnh là tốt hơn cả, ví dụ như cải bắp, bí ngô, carrot... vì chúng có nhiều vitamin bé cần.

7. Uống đủ nước
Nhiều cha mẹ chỉ chú ý đến chế độ nước cho bé vào mùa hè mà quên mất, mùa đông, bé cũng rất cần uống đủ nước. Với những bé phải nằm quạt (đèn) sưởi hoặc điều hòa thì khả năng mất nước càng lớn.

8. Ngủ ngon và thư giãn
Hệ miễn dịch của bé cần được nghỉ ngơi để khôi phục chức năng tốt nhất. Mệt mỏi sẽ khiến bé có nguy cơ cao hơn với bệnh nhiễm trùng. Cố gắng cho bé ngủ đủ giấc, tránh xem truyền hình trước giờ đi ngủ. Ngoài ra, cũng nên cho bé có những hình thức thư giãn mỗi ngày (hoặc mỗi tuần) như đi công viên, vườn bách thú, đi bộ...

9. Đối phó với cảm
Nếu bé bị cảm nhẹ thì có thể bạn không cần dùng thuốc cho con. Nên cho bé uống đủ nước (đặc biệt là nước quả nhiều vitamin C), cho bé nghỉ ngơi để hồi phục sớm.

Tập ăn dặm kiểu Pháp cho bé

11:23 |

Ăn dặm kiểu Pháp được áp dụng khi bé đủ 4-6 tháng tuổi. Những hướng dẫn cơ bản và lưu ý cho các mẹ khi cho con ăn dặm kiểu Pháp



1. Những chú ý quan trọng


* Sữa là thức ăn quan trọng nhất trong năm đầu tiên của bé.

* Tránh cho bé ăn muối. Có thể cho ăn đủ các loại glucides như: ngũ cốc, tinh bột nhưng không cho ăn hoặc cho thật ít đường.

* Khi bắt đầu giới thiệu đồ ăn cho bé, không nên thay đổi hàng ngày. Cho bé ăn vài ngày cùng 1 loại đồ ăn để quen vị sau đó mới giới thiệu loại mới.

* Khi mới bắt đầu bé chỉ có thể ăn 1 vài thìa. Lượng thức ăn tăng lên dần theo nhu cầu của bé.

* Phải nhớ cho bé uống Vitamin D (1200-2000 UI/ngày) và Flour (1/4mg/ngày)


2. Tập ăn ngũ cốc


Các loại ngũ côc và bột cho trẻ em KHÔNG CHỨA GLUTEN dành cho bé dưới 1 tuổi có thể bắt đầu cho ăn khi bé tròn 4 tháng.

Cho bé ăn ngũ cốc 1 lần/ngày, cho vào bình sữa cuối cùng trước khi bé đi ngủ để có thêm năng lượng dự trữ, bé sẽ không phải dậy để ăn đêm nữa, mẹ cũng được ngủ cả đêm.

Ban đầu cho 2 thìa cà phê bột ngũ cốc ăn liền (lấy dao để gạt ngang lượng bột dư trên thìa, không lấy thìa đầy có ngọn) vào bình sữa cuối. Lượng này có thể tăng lên theo quy tắc : 1 thìa cà phê gạt/ngày/tháng tuổi của bé nhưng KHÔNG QUÁ 9 THÌA. (Bác sĩ của Emilie dặn cho ăn ít thôi, nếu cho ăn theo quy tắc này bé dễ bị béo phì lắm).




3. Tập ăn rau củ


Không cần phải vội vàng bắt bé ăn rau. Tốt nhất là đợi đến khi bé được 5 hay 6 tháng.

Có thể cho rau nghiền vào sữa hoặc cho bé ăn bằng thìa tùy theo bé thích kiểu nào hơn.

Ngày đầu tiên: cho bé ăn từ 1-3 thìa cà phê rau. Sau đó tăng dần lên. Đến tuần thứ 3 hoặc thứ 4: cho bé ăn nguyên 1 hộp/hũ (khoảng 100-130g) (chắc mấy bé tây mới ăn nổi chứ bạn Emilie nhà mình giờ gần 7 tháng rồi vẫn chỉ vài thìa thôi).

Rau củ phải hấp chín hoặc nấu chín mềm, nghiền mịn. Lúc đầu cho bé ăn từng loại rau, củ riêng để cho bé phân biệt mùi vị và xem bé có bị dị ứng với loại nào không. Sau 6 tháng có thể trộn các loại rau với nhau cho bé ăn.

Có thể cho bé ăn rau làm sẵn trong hộp đồ ăn cho bé, rau đông lạnh hoặc làm rau tươi.


* Đồ ăn sẵn đóng hộp cho bé:


Đồ ăn hộp có chất lượng tốt, đa dạng, nhiều kích cỡ để dễ sử dụng. Nó đảm bảo có các Vitamin và không có nitrat. Tuy nhiên nếu cho ăn thường xuyên, bé sẽ có nguy cơ từ chối các loại rau tươi.

Có thể bảo quản được 24h trong tủ lạnh sau khi mở hộp lần đầu (đóng nắp chặt lại).

Loại hộp cho bé trước 6 tháng: đồ ăn được xay nhuyễn mịn

Loại hộp cho bé sau 6 tháng: Đồ ăn thô hơn, có thể có miếng/vụn nhỏ lẫn bên trong.

* Rau tươi:


Khái niệm “tươi” được nói đến ở đây dựa trên lượng Vitamin C. Rau quả mới hái có lượng Vitamin C cao nhất. Vitamin C mất dần đi trong quá trình bảo quản.

Các loại rau có thể cho bé ăn: đậu Pháp (haricot vert) (giống đậu đũa nhưng ngắn khoảng 10-15cm), cà chua (bỏ vỏ, bỏ hạt), rau mùi tây (persil), xà lách, nấm, cà tím, củ cải tím, endives, atisô, cà rốt, súp lơ, súp lơ xanh, bí ngòi (bỏ vỏ và hạt), boa rô (chỉ lấy phần trắng), bí ngô. Hạt đậu Hà Lan cho ăn hạn chế, xay thật mịn.

Không cho ăn cải Bruxelle (đắng lắm) và các loại rau sấy khô.

Tránh cho ăn rau bó xôi và boa rô khi bé mới bắt đầu tập ăn vì 2 loại này rất nhuận tràng, trừ trường hợp bé bị táo bón.

Không cho bé ăn khoai tây khi bé chưa tròn 5 tháng (trừ trường hợp dùng thật ít để làm đặc súp).

Tránh cho bé ăn cà rốt và rau bó xôi tươi trước khi bé tròn 6 tháng vì có lượng nitrat cao. Nên cho ăn đồ hộp.

* Rau đông lạnh:


Rau đông lạnh rất tốt cho mùa đông vì phương pháp này giữ được rất nhiều Vitamin C.



4. Tập ăn quả


15 ngày sau khi bé tập ăn rau, có thể cho bé ăn quả.

Quả hấp chín, nấu chín, nấu bằng lò vi sóng, nghiền mịn, không cho thêm đường.

Sau 6 tháng có thể cho bé ăn 1 ngày quả nấu chín, 1 ngày quả tươi.

Lúc đầu cho bé ăn các loại quả ít chua như: táo, lê, chuối hoặc trộn lẫn táo với lê, táo với chuối. Cho ăn quả vào bữa chiều (giữa bữa trưa và bữa tối).

Cho bé ăn hoa quả theo mùa.

Các loại cam, quýt, bưởi và Kiwi rất giàu Vitamin C nhưng kiwi rất dễ gây dị ứng.

Lê, táo, dâu tây, mơ,… chứa ít Vitamin C hơn. Chuối gây táo bón.

(Cái này cũng có nhiều mẹ hỏi, tớ đã nghiên cứu và theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày cha mẹ nên cho con ăn 1 quả chuối. Do trong chuối có chứa nhiều mangan và kali rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu bé ăn quá nhiều chuối có thể gây ra tình trạng tăng kali máu. Khi ấy, bé có thể gặp các triệu chứng bao gồm yếu cơ, tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều.
Đặc biệt, hàng ngày bé nhà bạn đã ăn rất nhiều các loại thực phẩm bổ sung vitamin khác mà còn ăn nhiều  chuối sẽ khiến dư thừa hàm lượng vitamin và khoáng chất quá cao. Điều này có thể gây khó khăn rất lớn cho quá trình tiêu hóa. Kết quả khiến bé bị đầy hơi và đau dạ dày.)

5. Tập ăn các sản phẩm từ sữa và phô mai


Nên dùng các sản phẩm từ sữa dành riêng cho bé, ít protein, giàu sắt, giàu các acid béo thiết yếu và Vitamin. Các sản phẩm này chỉ dùng bổ sung thêm chứ không thể thay thế cho Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bắt đầu từ khi bé tròn 5 tháng có thể cho ăn các sản phẩm này.

Sữa chua: từ ½-1 hũ/ngày

Petit suisse 30-35% chất béo, fromage blanc: 1 hũ/ngày khi bắt đầu cho ăn (dạng phô mai tươi dùng để ăn như sữa chua nhưng đặc hơn và béo hơn).



Cách quy đổi:

150ml sữa = 1 sữa chua

= 60g fromage blanc

= 30g phô mai

= 4 petit suisse 30g (30% chất béo)


6. Tập ăn thịt, cá, gan và gia cầm


Thịt là thiết yếu trong năm đầu tiên của bé. Tuân thủ các quy tắc như khi tập ăn rau củ.

Từ 6 tháng có thể cho bé ăn thịt (cẩn thận hơn thì bắt đầu cho ăn thịt 1,5 tháng sau khi tập ăn rau. Emilie 6,5 tháng bác sĩ mới bắt đầu cho ăn thịt)

Lượng ăn: Từ 6 tháng: 5g-15g/ngày (5g = 1 thìa cà phê thịt xay)

Sau 8 tháng: 10g-30g/ngày


* Thịt và gia cầm:


Thịt trắng và thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng như nhau.

Tránh cho bé ăn các loại thịt nhiều mỡ như: thịt heo, thịt cừu.

Có thể cho ăn: thịt bê, thịt cừu non, thịt bò, thịt ngựa, jambon trắng không béo.

Đối với thịt gia cầm (như gà, gà Nhật, gà tây,…) thì chỉ cho ăn phần thịt lườn (thịt trắng), và thịt thỏ.

Thường ở đây bắt đầu tập cho bé ăn thịt thì cho ăn thịt trắng trước như thịt gia cầm, thịt bê; khi quen rồi mới cho ăn thịt đỏ.

Chế biến: Thịt phải chín kĩ (luộc hoặc nướng không có dầu mỡ), băm nhỏ và xay mịn. Bé chưa ăn được thô thì phải lọc qua rây vì thịt xay xong vẫn còn sót nhiều mẩu thịt vụn, bé dễ hóc.


Cách quy đổi:


10g thịt = 2 thìa cà phê thịt tươi xay

1 thìa cà phê trong hũ thịt bán sẵn cho bé

Đối với jambon: 1 thìa súp = 10-15g

* Gan:


Các loại: gan bê, gan cừu, gan gia cầm, gan heo đều có thể cho bé ăn.

Chế biến: luộc nhanh, băm nhỏ hoặc nướng không có dầu mỡ.

* Cá:


Cá cũng có giá trị dinh dưỡng như thịt.

Cho bé ăn các loại cá ít béo như: merlan, cá thờn bơn (limande), cá hét(colin/lieu), morou, cá tráp (daurade), cá bơn lá mít (sole), cá hồi sông, cá moruy chấm đen (cabillaud),… (chịu, không dịch được em merlan, morou là em cá gì :p)

Các loại cá béo như: cá ngừ, cá hồi, sardines, hareng,… không được cho ăn trước 2 tuổi.

Mọi người cho ăn cá khá muộn, tầm 7-8 tháng mới bắt đầu cho bé tập ăn.

Chế biến: nấu nhanh. Có thể nấu chung với rau

Quy đổi: 50g cá = 50g thịt



TRONG 1 TUẦN có thể cho bé ăn:

2 lần thịt gia cầm – 1 lần gan – 1 lần cá – 1 lần jambon – 2 lần thịt

Trước 8 tuổi chỉ cho bé ăn 1 BỮA CÓ THỊT (hoặc CÁ/GAN/JAMBON)/ngày

Lượng cho ăn:

6 tháng: 3 thìa cà phê (15g)

Từ tháng thứ 8: 4 thìa cà phê

1 tuổi: 4-6 thìa cà phê


*Trứng (cả lòng trắng và lòng đỏ) không cho bé ăn trước 1 tuổi vì có thể bị dị ứng (chắc dân châu Á mình chả bị đâu ^^)


7. Tập ăn chất béo


Có thể cho 1 hạt bơ nhỏ vào rau hoặc cháo/súp (khoảng ½-1 thìa cà phê) sau 6 tháng.

Sử dụng trứng trong quá trình nuôi dưỡng con trẻ

10:28 |
Trong các loại thực phẩm, trứng là loại được con trẻ ưa thích nhất do các đặc tính: mềm, hương vị dễ chịu, dễ chế biến thành các món như rán, hấp, súp.

Mặt khác trứng là loại thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con trẻ. Tuy vậy, sử dụng trứng như thế nào trong quá trình nuôi dưỡng trẻ là vấn đề các bà mẹ hãy để tâm tới và lắng nghe tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng nhé.



1. Giá trị dinh dưỡng của trứng.


Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu ( tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng). Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, vitamin, khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm…thông thường một quả trứng gà ta nặng 40gram ( cả vỏ), một quả trứng vịt nặng 70gram ( cả vỏ).

Giá trị dinh dưỡng của trứng gà, vịt không khác nhau nhưng thành phần các chất dinh dưỡng ở trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, vitamin A ở trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có Vitamin D, là loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng đạm trong trứng gà cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn trứng vịt nên ít gây đầy bụng, khó tiêu. Mặt khác, gà thường đẻ trứng ở nơi cao ráo, vịt đẻ nơi ẩm thấp do vây trứng gà ít bị nhiễm bẩn hơn. Tóm lại, cho trẻ ăn trứng gà tốt hơn ăn trứng vịt.

2. Phương pháp cho trẻ ăn trứng.


· Tùy theo lứa tuổi ( tháng tuổi) của trẻ mà cho ăn số lượng khác nhau

- Trẻ 6-7 tháng tuổi: ăn ½ lòng đỏ trứng gà/ bữa.

ăn 2-3 bữa/tuần.

- Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/ bữa.

ăn 3-4 bữa/tuần

- Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 4-5 quả trứng/ tuần ( lưu ý: ăn cả lòng trắng)

- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: nếu bé thích ăn trứng có thể cho ăn 1 quả / ngày.


3. Cách chế biến trứng:


- Không nên cho trẻ ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, súp nóng mà nên luộc chín hoặc nấu chín đề phòng nhiễm khuẩn và đầy bụng vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn và trong lòng trắng trứng có chất Antibiotin gây đầy bụng ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Trứng gà rán, ốpla nếu dùng lửa to dễ khiến bên ngoài cháy, bên trong sống dẫn đến lòng trắng cháy sẽ khó hấp thu, tiêu hủy các vitamin B1, B2, lòng đỏ sống ( chưa được diệt khuẩn…).

- Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, trứng luộc (100%), trứng gà rán ( 81%), ốp la ( 85%), trứng chưng ( 87,5%).

- Chế biến trứng tùy theo lứa tuổi.

- Trẻ 6-12 tháng: có thể ăn bột trứng, trứng hấp.

- Trẻ 1-2 tuổi: ăn cháo trứng, trứng luộc vừa chín tới, trứng kho.

- Trẻ 2 tuổi trở lên: ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm

· Trong bữa ăn không nên chỉ cho trẻ ăn trứng, nên phối hợp với các loại thực phẩm khác sẽ giúp bé có cảm giác ăn ngon miệng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Theo Ths. Đỗ Hữu Hanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh

Tổng hợp những bài hát ru hay nhất cho con dễ ngủ

16:30 |
Để trẻ đi vào giấc ngủ một cách đơn giản và có giấc ngủ sâu, các bà mẹ cần ghi nhớ những bài hát ru con sau đây. Những câu hát ru nhẹ nhàng, êm ái, trữ tình không chỉ giúp con ngủ say giấc mà còn là sợi dây gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng. Con nghe hơi ấm, giọng hát ngọt ngào của mẹ sẽ từ từ đi vào giấc ngủ say.



Ngoài ra, theo các nhà khoa học, hát ru con ngủ cũng là cách để mẹ kích thích trí tuệ, thể chất giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tâm sinh lý và phản xạ vận động cao hơn những trẻ không được mẹ hát ru.

Dưới đây là tổng hợp những bát hát ru hay nhất ba miền giúp mẹ nâng niu, vỗ về giấc ngủ con một cách trọn vẹn.



Mẹ ru con

1. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Con ơi muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ, cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

2. Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân
Nụ tâm xuân nở hoa xanh biếc
Em đi lấy chồng, anh tiếc lắm thay
Ba đồng một miếng trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng, biết thở nào ra…

3. À ơi

Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
À ơi
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
À ơi
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục Đau lòng cò con

4. Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.

5. Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng, Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng, Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng, Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi đôi chim đồi mồi
Bờm rằng, Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười

6. Chú Cuội ngồi gốc cây đa,

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

7. Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò
không không, tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi
à ơi..

8. Con cò, cò bay lả, lả, bay la

Bay từ từ cửa phủ,
Bay ra, ra cánh đồng
Tình tính tang, là tang tính tình
Duyên tình rằng, ấy duyên tình ơi,
Rằng có nhớ, nhớ hay chăng?
Rằng có biết biết hay chăng

9. Cài cò là cái cò kỳ

Ăn cơm nhà dì, uống nước (á) nhà cô
Đêm về nó ngày ô ô
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ (à) cơm

10. Cái cò là cái cò ca

Bắt về làm thịt lấy ra ba phần
Miếng lạc thời để phần chồng
Miếng xương mẹ gặm, miếng lòng phần con

11. Nhớ ai, em những khóc thầm

Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai.

12. Chàng ơi xin chớ lo phiền

Tóc xe trăm ngọn em liền gỡ xong
Rối tơ em gỡ còn suôn
Rối đầu có lược, rối lòng có em

13. Yêu nhau chả lấy được nhau

Con lợn bỏ đói buồng cau bỏ già
Bao giờ sum họp một nhà
Con lợn lại béo cau già lại ngon


Mẹ ru con trưa hè​


14. Ru em cho thét cho muồi

Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi Chợ Quán Chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ, mua trầu Chợ Dinh
Chợ Dinh bán áo con trai
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim

15. À a à ơi.

Trưa hè bên chiếc võng đưa.
Mẹ ru con ngủ ơ, ơ giữa trưa bóng tròn. À a à ơi .
Đức mẹ nặng nê là con nhớ công cha, là công cha đức mẹ .

16. À ơi…

Mạ ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà mạ đâu
À ơi…
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều

17. Công cha, đức mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải, con phải biết thờ (chứ) hai thân

18. Trưa hè bên chiếu võng đưa

Mẹ ru con ngủ, mẹ ru con ngủ giữa trưa nắng vàng
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai nỡ, nuôi con ai nỡ (mà) kể công tháng ngày

19. Làm trai đứng ở trên đời

Sao cho xứng đáng, sao cho xứng đáng giống nòi nhà ta
Ghi vai gánh vác sơn hà
Sao cho tỏ mặt, sao cho tỏ mặt mới là trượng phu.

20. Con ơi con ngủ cho ngoan

Để mẹ xúc nốt, để mẹ xúc nốt bồ than cho đầy
Ngủ đi con nhé con ơi
Mai sau con lớn, mai sau con lớn thành người trò ngoan

21. Ai về nhắn với bạn nguồn

Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên
Chuột kêu chút chít trong rương
Anh đi cho khéo cái đụng giường mẹ la
Khi xa thì chỗ ngõ cũng xa
Khi gần Vĩnh Điện, khi gần Vĩnh Điện, La Qua cũng gần



22. Cây khô chưa dễ mọc chồi

Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non sông bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết, bởi vì sương tuyết hoá ra bạc đầu

23. Mang nặng đẻ đau cưu mang chín tháng

Nghĩa mẹ tày trời sông cạn(?) nuôi con
Đói cơm rách áo, ruột mẹ héo hon
Khi con no ấm, lòng mẹ vẫn chưa trọn (mà) thảnh thơi

24. Ngậm đắng nuốt cay thương thay lòng mẹ

Bên ướt mẹ nằm, bên ráo (chứ) con lăn
Con ăn con ngủ thì mẹ đỡ băn khoăn
Khi con trở trời hơi gió, mẹ chẳng an tâm chút nào

25. Non nào cao (chứ) bằng non Sơn Thái

Nghĩa nào nặng bằng nghĩa cha con
Ví dù cách trở nước non
Ví dù cách mặt, (chứ) lòng mẹ vẫn còn thương mà nhớ thương

26. Khôn ngoan nhờ ấm cha ông

Làm nên phải nhớ tổ tông ông bà
(Chứ) đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính, phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm


27. Ăn chi ngon bằng cơm với cá

Ai thương bằng tình mẹ thương con
Bao giờ cá lý hoá long
Đền ơn cha mẹ, đền ơn cha mẹ ẵm bồng (chứ) ngày xưa


Ru con nam Bộ​


28. Gió mùa thu.. mẹ ru mà con ngủ..

Năm canh chày.. năm canh chày.. thức đủ vừa năm..
Hỡi chàng chàng ơi.. hỡi người người ơi..
Em nhớ tới chàng.. em nhớ tới chàng..

29. Hãy nín nín đi con

Hãy ngủ ngủ đi con
Con hời mà con hỡi.. con hỡi con hời..
Con hỡi con hời.. con hỡi con..

30. Đến mùa xuân.. trong cơn mà gió thắm..

Cha con về.. là cha con về.. con nắm tay cha..
Hỡi người người ơi.. hỡi chàng chàng ơi..
Em nhớ tới chàng.. em nhớ tới chàng..

31. Hãy nín nín đi con

Hãy ngủ ngủ đi con
Con hời con hỡi.. con hỡi con hời..
Con hỡi con hời.. con hỡi con.

32. Chí làm trai.. say mê mà giữ nước..

Em nỡ dạ nào.. em nỡ dạ nào.. trách mối tình ai..
Hỡi chàng chàng ơi.. hỡi người người ơi..
Em nhớ tới chàng.. em nhớ tới chàng..

33. Ầu ơ,…

Em tôi khát sữa bú tay
Ai cho bú thép ngày rày mang ơn
Ầu ơ,…
Mẹ ơi đừng đánh con đau
Để con bắt cá hái rau mẹ dùng.
Ầu ơ,…
Má ơi đừng đánh con đau
Để con hát bội làm đào má coi.
Ầu ơ,…
Mẹ ơi chớ đánh con hoài
Để con bắt ốc hái xoài mẹ ăn.
Ầu ơ,…
Ví dầu cá bống đánh đu
Tôm càng hát bội, cá thu cầm chầu.
Ầu ơ,…
Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng.
Ầu ơ…
Ví dầu cầu ván đóng đinh…
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi…
Ầu ơ…
Khó đi mẹ dắt con đi…
Con đi trường học, mẹ đi trường đời.

34. Gió đưa bụi chuối sau hè…

Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ…
Ầu ơ… Con thơ tay ẵm tay bồng…
Tay dắt mẹ chồng, đầu đội thúng bông.

35. Ầu ơ… Nhạn về biển Bắc nhạn ôi…

Bao thuở nhạn hồi kẻo én đợi trông.
Ầu ơ… Ví dầu tình bậu muốn thôi…
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra.

36. Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo ghập ghềnh khó đi
Khó đi mượn chén ăn cơm
Mượn ly uống rượu, mượn đờn kéo chơi
Kéo chơi ba tiếng đờn cò
Đứt dây đứt nhợ quên hò sự sang
Ví dầu thiếp chẳng yêu chàng
Xin đưa thiếp xuống đò ngang thiếp về

37. Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về anh học chữ nhu
Ba thu em cũng đời ngàn năm em cũng chờ…


38. Còn cha gót đỏ như son

Đến khi cha mất gót con đen xì

39. Còn cha còn mẹ thì thơm

Không cha kh6ong mẹ như đờn đứt dây
Đờn đứt dây còn xoay còn nối
Con mất cha mẹ rồi con phải mồ côi.



40. Con kiếm mà leo cành đa

leo phải cành cộc leo ra leo vào
con kiến mà leo cành đào
leo phải cành cộc leo vào leo ra

41. Cái cò là cái cò Quăm

mày hay đánh vợ đêm nằm với ai?????
có đánh thì đánh sớm mai
đừng đánh chập tối chẳng ai cho nằm

42. Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò
không không, tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi
à ơi..

43. Cái Bống là cái bồng bang

Mẹ Bống yêu Bống, Bống càng làm thơ
Mẹ Bống yêu Bống bao giờ
Để cho cái Bống làm thơ cả ngày
Cái Bống là cái Bống bình
Thổi cơm gánh nước, 1 mình Bống ơi
Khách vào khách hãy ngồi chơi
Để tôi đi chợ mua vôi ăn trầu
Hàng trầu đã hết từ lâu
Hàng vôi còn đợi, bắc cầu mới sang

44. Đố ai ngồi võng không đưa

Ru con không hát đò đưa không trèo
Đố ai đốt cháy ao bèo
Để anh gính đá Đông Triều về ngâm
Bao giờ cho đá nảy mầm
Sung kia nảy nụ cho hành ra hoa
Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ dâu biếc dựng đình
Lim kia làm kén thì mình lấy ta
À á à ơi, à á à ơi…

45. Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về đến gốc cây đề
Thằng tây nó bắn cò què một chân
Sớm mai đi chợ Đồng Xuân
Chú lính mới hỏi sao chân cò què
Cò rằng cò đậu ngọn tre
Thằng tây nó bắn mới què một (á à) chân

46. Cài cò là cái cò kỳ

Ăn cơm nhà dì, uống nước (á) nhà cô
Đêm về nó ngày ô ô
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ (à) cơm
Cái cò là cái cò ca
Bắt về làm thịt lấy ra ba phần
Miếng lạc thời để phần chồng
Miếng xương mẹ gặm, miếng lòng phần con

47. Bồng bồng cõng chồng đi chơi

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Ông ơi cho tôi mượn cái khau sòng
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên

48. Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông xáo với măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

49. Chàng ơi xin chớ lo phiền

Tóc xe trăm ngọn em liền gỡ xong
Rối tơ em gỡ còn suôn
Rối đầu có lược, rối lòng có em

50. Yêu nhau chả lấy được nhau

Con lợn bỏ đói buồng cau bỏ già
Bao giờ sum họp một nhà
Con lợn lại béo cau già lại ngon

51. Hôm qua tát nước đầu đình,

Bỏ quên cái áo trên cành hoa xoan
Em được thì cho anh xin
hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
mai mượn cô ấy veef khâu cho cùng
Khâu rồi anh sẽ trả công
Đến lúc lấy chồng anh lại giúp cho
Giúp cho một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò r*** tăm
Giúp cho đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo
Giúp cho quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau

52. Con tôi buồn ngủ buồn nghê

Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà
Nhà còn có một quả cà
Làm sao đủ miếng cơm và cho con
Con tôi khóc héo khóc hon
Khóc đòi quả thị méo trôn đầu mùa
Con thèm phẩm oản trên chùa
Thèm quả chuối ngự tiến vua của làng
Con thèm gạo cốm Làng Ngang
Con thèm ăn quả dưa gang Làng Quài
Con thèm cá mát canh khoai
Con thèm xơ mít, thèm tai quả hồng
Con thèm đuôi cá vây bông
Thèm râu tôm rảo, thèm lòng bí đao

53. À ơi …

Em tôi buồn ngủ, buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp, cháo kê, thịt gà
Buồn ăn bánh đúc, bánh đa
Củ từ, khoai nướng cùng là cháo kê
À ơi …
Em tôi buồn ngủ, buồn nghê
Con tằm đã chín, con dê đã mùi
Con tằm đã chín thì để lại nuôi
Con dê đã mùi thì để em ăn.

Mẹ ru con ngủ giấc nồng



54. Chiều chiều ra đứng Tây lầu tây

Tây lầu Tây, thấy cô tang tình gánh nước
Tưới cây tưới cây ngô đồng
Xui ai xui trong lòng, trong lòng tôi thương
Thương cô tưới cây ngô đồng
Chiều chiều ra ngóng nơi chân trời xa
Xa chân trời xa, thấy chim đàn chim Ô Thước
Tung cánh bay về phía Ngân Hà
Chim đắp bao nhịp cầu trên dòng sông sâu
Thương cho số kiếp vợ chồng Ngâu
Chiều chiều ra đứng bên dòng sông
Sông dòng sông, thấy ai tang tình khuấy nước
Đẩy đưa đẩy đưa con đò
Thương ơi thương con đò, con đò sang sông
Mênh mang nước trôi xuôi dòng

55. Chiều chiều ra đừng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai

56. Ví dầu ví dẩu ví dâu

Ví qua ví lại ví trâu vô rừng
Vô rừng bứt một sợi mây
Đem về thắt võng cho nàng đi buôn
Đi buôn không lỗ thì lời
Mua 3 lạng thịt để dành cho em ăn..

57. Ru em em ngủ cho ngoan

Để mẹ đi chặt cây chuối trên nương xa
Em ngủ đừng khóc nữa
Ngoài đồng xa cha đang đi kiếm măng non
nín đi hỡi em ơi
Nơi xa mẹ nhặt được nhiều ngọn rau non
đừng khóc nữa hời em ơi …