Sử dụng trứng trong quá trình nuôi dưỡng con trẻ
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016
Trong các loại thực phẩm, trứng là loại được con trẻ ưa thích nhất do các đặc tính: mềm, hương vị dễ chịu, dễ chế biến thành các món như rán, hấp, súp.
Mặt khác trứng là loại thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con trẻ. Tuy vậy, sử dụng trứng như thế nào trong quá trình nuôi dưỡng trẻ là vấn đề các bà mẹ hãy để tâm tới và lắng nghe tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng nhé.
Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu ( tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng). Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, vitamin, khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm…thông thường một quả trứng gà ta nặng 40gram ( cả vỏ), một quả trứng vịt nặng 70gram ( cả vỏ).
Giá trị dinh dưỡng của trứng gà, vịt không khác nhau nhưng thành phần các chất dinh dưỡng ở trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, vitamin A ở trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có Vitamin D, là loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng đạm trong trứng gà cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn trứng vịt nên ít gây đầy bụng, khó tiêu. Mặt khác, gà thường đẻ trứng ở nơi cao ráo, vịt đẻ nơi ẩm thấp do vây trứng gà ít bị nhiễm bẩn hơn. Tóm lại, cho trẻ ăn trứng gà tốt hơn ăn trứng vịt.
· Tùy theo lứa tuổi ( tháng tuổi) của trẻ mà cho ăn số lượng khác nhau
- Trẻ 6-7 tháng tuổi: ăn ½ lòng đỏ trứng gà/ bữa.
ăn 2-3 bữa/tuần.
- Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/ bữa.
ăn 3-4 bữa/tuần
- Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 4-5 quả trứng/ tuần ( lưu ý: ăn cả lòng trắng)
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: nếu bé thích ăn trứng có thể cho ăn 1 quả / ngày.
- Không nên cho trẻ ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, súp nóng mà nên luộc chín hoặc nấu chín đề phòng nhiễm khuẩn và đầy bụng vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn và trong lòng trắng trứng có chất Antibiotin gây đầy bụng ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Trứng gà rán, ốpla nếu dùng lửa to dễ khiến bên ngoài cháy, bên trong sống dẫn đến lòng trắng cháy sẽ khó hấp thu, tiêu hủy các vitamin B1, B2, lòng đỏ sống ( chưa được diệt khuẩn…).
- Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, trứng luộc (100%), trứng gà rán ( 81%), ốp la ( 85%), trứng chưng ( 87,5%).
- Chế biến trứng tùy theo lứa tuổi.
- Trẻ 6-12 tháng: có thể ăn bột trứng, trứng hấp.
- Trẻ 1-2 tuổi: ăn cháo trứng, trứng luộc vừa chín tới, trứng kho.
- Trẻ 2 tuổi trở lên: ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm
· Trong bữa ăn không nên chỉ cho trẻ ăn trứng, nên phối hợp với các loại thực phẩm khác sẽ giúp bé có cảm giác ăn ngon miệng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Theo Ths. Đỗ Hữu Hanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
Mặt khác trứng là loại thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con trẻ. Tuy vậy, sử dụng trứng như thế nào trong quá trình nuôi dưỡng trẻ là vấn đề các bà mẹ hãy để tâm tới và lắng nghe tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng nhé.
1. Giá trị dinh dưỡng của trứng.
Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu ( tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng). Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, vitamin, khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm…thông thường một quả trứng gà ta nặng 40gram ( cả vỏ), một quả trứng vịt nặng 70gram ( cả vỏ).
Giá trị dinh dưỡng của trứng gà, vịt không khác nhau nhưng thành phần các chất dinh dưỡng ở trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, vitamin A ở trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có Vitamin D, là loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng đạm trong trứng gà cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn trứng vịt nên ít gây đầy bụng, khó tiêu. Mặt khác, gà thường đẻ trứng ở nơi cao ráo, vịt đẻ nơi ẩm thấp do vây trứng gà ít bị nhiễm bẩn hơn. Tóm lại, cho trẻ ăn trứng gà tốt hơn ăn trứng vịt.
2. Phương pháp cho trẻ ăn trứng.
· Tùy theo lứa tuổi ( tháng tuổi) của trẻ mà cho ăn số lượng khác nhau
- Trẻ 6-7 tháng tuổi: ăn ½ lòng đỏ trứng gà/ bữa.
ăn 2-3 bữa/tuần.
- Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/ bữa.
ăn 3-4 bữa/tuần
- Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 4-5 quả trứng/ tuần ( lưu ý: ăn cả lòng trắng)
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: nếu bé thích ăn trứng có thể cho ăn 1 quả / ngày.
3. Cách chế biến trứng:
- Không nên cho trẻ ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, súp nóng mà nên luộc chín hoặc nấu chín đề phòng nhiễm khuẩn và đầy bụng vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn và trong lòng trắng trứng có chất Antibiotin gây đầy bụng ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Trứng gà rán, ốpla nếu dùng lửa to dễ khiến bên ngoài cháy, bên trong sống dẫn đến lòng trắng cháy sẽ khó hấp thu, tiêu hủy các vitamin B1, B2, lòng đỏ sống ( chưa được diệt khuẩn…).
- Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, trứng luộc (100%), trứng gà rán ( 81%), ốp la ( 85%), trứng chưng ( 87,5%).
- Chế biến trứng tùy theo lứa tuổi.
- Trẻ 6-12 tháng: có thể ăn bột trứng, trứng hấp.
- Trẻ 1-2 tuổi: ăn cháo trứng, trứng luộc vừa chín tới, trứng kho.
- Trẻ 2 tuổi trở lên: ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm
· Trong bữa ăn không nên chỉ cho trẻ ăn trứng, nên phối hợp với các loại thực phẩm khác sẽ giúp bé có cảm giác ăn ngon miệng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Theo Ths. Đỗ Hữu Hanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét