Những thực phẩm vừa ngon vừa giúp chống bệnh ung thư

09:45 |

 Thực phẩm giàu chất béo bão hòa và carb tinh chế là những thứ đẩy bạn đến miệng hố tử thần bởi căn bệnh ung thư. Nhưng nhiều thực phẩm khác sẽ giúp bạn cải thiện tình hình.

Ung thư là nỗi ám ảnh của hàng triệu người. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động bảo vệ sức khỏe khỏi căn bệnh nguy hiểm này nhờ thay đổi thói quen ăn uống với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.


Họ đậu


Các loại đậu nói chung là nguồn dinh dưỡng rất dồi dào. Đây là nhóm thực phẩm điển hình giúp giảm cân và chống lại bệnh tiểu đường. Nó có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, thúc đẩy cảm giác no và ngăn chặn sự thèm ăn. Đậu rất giàu chất xơ hòa tan và tinh bột kháng, làm giảm nồng độ cholesterol. Các chất này sẽ tạo thành axit béo giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết.



Chất xơ và tinh bột khoáng trong đậu được lên men bằng vi khuẩn đường ruột tạo thành loại axit béo có khả năng ngăn ngừa ung thư ruột kết. Ảnh: Phys.org.

Rau xanh


Rau xanh chứa các chất bảo vệ mạch máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một số loại rau xanh, đặc biệt họ cải, có chứa các hợp chất chống ung thư mạnh. Khoảng 50% lượng calo trong các loại rau xanh đến từ protein và các chất phytochemical có lợi như folate, canxi và một lượng nhỏ axit béo omega-3.

Nấm 

Nấm trắng, cremini, portobello, nấm sò, nấm hương hay linh chi đều có đặc tính chống ung thư. Chúng còn có khả năng chống viêm hoặc kích thích hệ miễn dịch, kìm hãm không cho tế bào ung thư phát triển. Nấm có chứa chất ức chế aromatase, có thể bảo vệ các mô vú.

Nấm chứa chất chống ung thư vú rất hiệu quả nhưng cần chế biến kỹ trước khi ăn. 

Lưu ý: nấm phải được nấu chín trước khi ăn. Bởi chúng có chứa một lượng nhỏ chất độc có tên gọi agaritine, chất này bị giảm đi rất nhiều trong quá trình chế biến.

Nhóm thực phẩm Allium


Thực phẩm thuộc gia đình Allium bao gồm hành tây, tỏi tây, tỏi, hẹ, hành khô và hành lá đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống ung thư, đái tháo đường và có lợi với hệ tim mạch, miễn dịch.



Chúng được biết đến với các hợp chất organosulfur đặc trưng. Các nghiên cứu đã tìm thấy rằng việc tăng tiêu thụ nhóm rau củ Allium có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày và tuyến tiền liệt. Vì chúng có chứa những hợp chất chống lại ung thư, làm chậm quá trình tăng trưởng tế bào ung thư.

Một số loại hạt

Một số loại hạt có chứa chất béo lành mạnh và giàu hàm lượng vi chất dinh dưỡng bao gồm phytosterol, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Điển hình là hạt lanh, chia và hạt cây gai dầu. Các hạt này rất giàu chất béo omega-3. Đặc biệt, hạt cây lanh, chia và hạt vừng rất giàu lignan, chất có tác dụng chống ung thư mạnh.

Hạt Macca giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư


Nghiên cứu trong nhóm phụ nữ bị ung thư vú trong 10 năm qua cho thấy tỷ lệ tử vong do căn bệnh này đã giảm 71% đối với những người tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa lignan.

Quả mọng


Một số loại quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid và vitamin chống oxy hóa.


Những chất này giúp bảo vệ hệ tim mạch giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư. Chúng còn được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc cải thiện trí nhớ.

Khi nào mẹ cần bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ?

14:12 |
Việc đảm bảo những chiếc răng sữa được mọc lên khỏe mạnh sẽ giúp bảo vệ nướu của bé và những chiếc răng vĩnh viễn trong tương lai. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp mẹ chăm sóc răng cho bé.

Răng chưa mọc cũng cần “chuẩn bị”


Mẹ bắt đầu bằng việc làm sạch khoang miệng bé, cho dù những chiếc răng còn chưa mọc. Mẹ cần làm sạch nướu sau mỗi lần cho bé ăn với một chiếc khăn ướt ấm hoặc một mảnh gạc ẩm quấn quanh ngón tay của mẹ. Các mẹ cũng có thể mua các dụng cụ cao su mềm dạng ống (chúng sẽ phù hợp với ngón tay trỏ của mẹ) để sử dụng trong việc loại bỏ thức ăn thừa trong miệng bé.


Khi những chiếc răng sữa xuất hiện


Khi những chiếc răng đầu tiên của bé bắt đầu mọc, mẹ hãy giúp bé chăm sóc chúng đúng cách ngay từ đầu. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng răng sữa không quan trọng bởi vì chúng sẽ dần dần được thay thế. Nhưng những chiếc răng đầu tiên này vẫn có nhiệm vụ giúp trẻ nhai và nói chuyện nên nếu không được chăm sóc đúng cách, chúng có thể bị sâu, dẫn đến nhiễm trùng nướu hay còn gọi là viêm lợi, sẽ ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn. Mẹ có thể sử dụng các loại bàn chải dành cho trẻ mới bắt đầu có răng cùng với kem đánh răng chuyên biệt để thực hiện các thao tác này.

Tránh sâu răng


Những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng ở răng sữa là sự đổi màu và có xuất hiện những lỗ li ti trên răng. Một trong những nguyên nhân gây ra sâu răng sữa chính là bởi bé thường được cho uống sữa trước khi đi ngủ hoặc uống sữa đêm. Một số bé có thói quen nhai núm ti bình sữa thì điều đó còn gây thêm tác hại cho con nhiều hơn.


Cho trẻ uống nước sau khi ăn


Hầu hết các loại thực phẩm cho trẻ nhỏ đều dễ dàng rửa sạch chỉ với một ly nước uống sau bữa ăn. Do đó, mẹ cần tập cho con thói quen uống cốc nước tráng miệng sau ăn để giúp bé làm sạch răng dễ dàng. Mẹ có thể sẽ không cần phải sử dụng bàn chải để làm sạch răng của bé cho đến khi bé biết ăn dặm (và có đủ số răng cần thiết).

Tuy nhiên, mẹ vẫn nên nhẹ nhàng làm sạch răng các bé với bàn chải đánh răng và nước súc miệng nếu bé đã ăn những loại đồ ăn gây mảng bám hay đồ ăn nhiều đường.

Đánh răng với kem đánh răng từ khi bước vào 2 tuổi


Mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen một lượng kem đánh răng cỡ bằng hạt đậu không có chất fluoride khi bé nhà bạn được 2 tuổi. Cho đến khi bé được 3 tuổi, đủ tuổi nhận biết việc không nuốt kem đánh răng, mẹ hãy cho bé làm quen với các loại kem đánh răng khác, kể cả các loại có chứa chất fluoride.

Bổ sung florua giúp ngăn ngừa sâu răng cho bé


Hầu hết các nguồn nước sạch đều cung cấp cho bé một lượng florua ngăn ngừa sâu răng. Mẹ có thể tham khảo lời khuyên từ bác sĩ về việc bổ sung fluor cho bé nếu nước máy của bạn không có fluoride hoặc con của bạn không súc miệng bằng nước máy sạch. Có rất nhiều sản phẩm vitamin có bổ sung flour cho trẻ ở lứa tuổi lên 2 mà mẹ nên tham khảo và sử dụng.

Lên lịch kiểm tra nha khoa cho bé


Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em cần được khám răng lần đầu tiên khi bé 1 tuổi, nhưng hầu hết các bác sĩ nhi khoa đều đồng ý rằng, lần khám đầu tiên của bé có thể chờ cho đến khi bé 3 tuổi, miễn là mẹ có thể giúp bé chăm sóc tốt hàm răng ngay tại nhà.

​Không tùy tiện sử dụng kháng sinh khi trẻ bị ho

16:15 |

Khi thay đổi thời tiết, trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh lý đường hô hấp biểu hiện bằng ho, sổ mũi, sốt nhiều phụ huynh có thói quen cho trẻ dùng kháng sinh khi trẻ có những triệu chứng trên, họ thường tự mua kháng sinh ở các nhà thuốc hay dùng theo toa cũ. 



Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên biết rằng ho là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau ở trẻ và không phải lúc nào cũng phải dùng đến kháng sinh.

Khi trẻ ho, dùng kháng sinh - Lợi bất cập hại!


Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho, có thể là biểu hiện của một bệnh lý nhiễm trùng hay do dị ứng với những tác nhân lạ từ môi trường không khí như khói, bụi, phấn hoa... Đối với trẻ em, do khả năng bảo vệ và miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn nên nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho, sổ mũi là do nhiễm những siêu vi gây bệnh ở đường hô hấp lây lan trong không khí. Những siêu vi này không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh, do đó việc dùng kháng sinh trong trường hợp này thường lợi bất cập hại.

Chỉ nên cho trẻ uống kháng sinh khi nào thật sự cần thiết như có những dấu hiệu gợi ý nhiễm trùng như sốt cao, họng có mủ, sưng đỏ, thở mệt, khó thở, xét nghiệm máu có bạch cầu tăng, X quang phổi có tổn thương, tiền căn có bệnh lý thấp khớp… và khi dùng kháng sinh nhất thiết phải được sự chỉ định của bác sĩ. Vì như đã nói, bệnh hô hấp thường là do siêu vi gây ra nên uống kháng sinh không thể cải thiện bệnh mà chỉ làm trẻ mệt thêm, làm cho vi khuẩn dễ lờn thuốc, kháng thuốc và gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy...

Chăm sóc và theo dõi trẻ bị ho


Dù có sử dụng hay không sử dụng kháng sinh, đối với những trẻ đang mắc bệnh lý đường hô hấp, ta cần biết cách chăm sóc trẻ như sau:

- Khi bị bệnh, trẻ thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn và khuyến khích trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ bỏ bú vì bị nghẹt mũi, cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú.

- Cho trẻ uống đủ nước. Uống đủ nước giúp trẻ mau hạ sốt, làm loãng đàm nhớt và việc hấp thụ các thuốc và thức ăn tốt hơn.

- Thường xuyên làm thông thoáng mũi cho trẻ:

+ Đối với trẻ lớn: hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách. Hỉ mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại. Lưu ý: không được bịt hai mũi cùng một lúc.

+ Đối với trẻ nhỏ: phụ huynh dùng giấy mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% nhỏ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần phải thường theo dõi trẻ để sớm phát hiện các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay sau đây:

- Trẻ không uống được hoặc bỏ bú: nghĩa là khi đút từng thìa (muỗng cà phê) nước hay sữa cho trẻ uống nhưng trẻ không nuốt được, hoặc trẻ không thể tự mút khi đưa vú mẹ vào miệng trẻ.

- Trẻ nôn tất cả mọi thứ: khi đút từng thìa nước hoặc sữa, trẻ uống được nhưng ngay lập tức trẻ nôn ra ngay. Cho trẻ ngưng vài phút, lặp lại như trên nếu trẻ vẫn ói ngay nghĩa là trẻ có dấu hiệu “nôn tất cả mọi thứ”.

- Trẻ bị co giật.

- Trẻ li bì: trẻ ngủ nhiều hơn bình thường và khó lay gọi hoặc khi lay gọi trẻ mở mắt nhưng sau đó lại thiếp đi.

- Trẻ thở nhanh: cần đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên trong một phút. Nếu nhịp thở từ 60 lần trở lên (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), 50 lần (đối với trẻ từ 2 - 12 tháng tuổi) và 40 lần (đối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi) thì trẻ có thở nhanh.

- Trẻ thở co lõm ngực: quan sát lồng ngực khi trẻ nằm yên. Bình thường khi hít vào, lồng ngực hai bên nở ra. Nếu khi hít vào, hai bên lồng ngực lõm vào, trẻ bị thở co lõm ngực.

- Trẻ thở rít: để tai ở vùng mũi miệng trẻ, mắt quan sát vùng ngực - bụng. Bình thường khi trẻ hít vào, tai ta nghe được tiếng thở của bé có âm sắc nhẹ nhàng. Nếu tai ta nghe một âm sắc thô ráp khi trẻ hít vào, trẻ có dấu hiệu thở rít.

Trẻ bị quai bị, lớn dễ vô sinh

11:07 |

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp qua đường hô hấp, hay gây thành dịch ở trẻ em, thanh thiếu niên.



Bệnh quai bị còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ, hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị gây ra.

Tháng 11, một ổ dịch đã bùng phát tại một trường tiểu học ở TP.HCM, với liên tiếp 13 trẻ bị bệnh. Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở trẻ trai, hoặc viêm buồng trứng ở trẻ gái, và có thể dẫn đến vô sinh ở tuổi trưởng thành, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống.

Bệnh lây truyền thế nào?


Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Thời gian lây từ 6 ngày trước khi bệnh toàn phát sưng tuyến mang tai, cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da vùng sưng không nóng và không sung huyết.

Biểu hiện của bệnh


Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần.

Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc. Tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở, phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.

Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai, nên ít khi bị quai bị lần 2.

Biến chứng viêm tinh hoàn của bệnh quai bị


Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn là biến chứng thường gặp của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. Tỷ lệ có biến chứng viêm tinh hoàn có thể từ 20-35%. Biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày, nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời.

Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thường. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh. Trong những trường hợp còn lại, quá trình sinh tinh có thể trở về bình thường.

Quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến trong vòng 1-6 tháng sau đợt viêm cấp tính. Quá trình sinh tinh sẽ giảm dần và có thể mất hẳn. Teo mô tinh hoàn có thể do tác động trực tiếp của virut hoặc thứ phát do thiếu máu cục bộ trong quá trình mô bị viêm, phù.

Viêm cả hai bên tinh hoàn (khoảng 15%) sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn. Nam giới sau tuổi dậy thì khi bị quai bị cần chú ý đến biến chứng viêm tinh hoàn. Viêm buồng trứng ở nữ giới bị quai bị rất hiếm gặp và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Phòng chống biến chứng khi mắc quai bị


Trẻ nhỏ khi được 1 tuổi nên được tiêm vắc-xin phòng quai bị. Người bị bệnh quai bị tốt nhất nên vào viện khám và điều trị, nên cách ly với mọi người xung quanh, nhất là những bé trai chưa bị quai bị lần nào thì không nên tiếp xúc với người bị quai bị.

Nên cách li bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động.


Lời khuyên của thầy thuốc


Khi trẻ mắc quai bị, bố mẹ cần đưa đến khám bác sĩ ngay để được hướng dẫn điều trị và chăm sóc hạn chế tối đa những ảnh hưởng có thể xảy ra. Vì quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến từ từ sau đợt viêm cấp tính.

Để duy trì khả năng sinh sản, những người mắc bệnh quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn, đặc biệt ở thanh niên chưa lập gia đình hoặc chưa có con có thể đến các trung tâm điều trị vô sinh để xin trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh kháng thể kháng quai bị, kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6-7 tuần.

Số lần tiêm:


Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1: lúc 9 tháng tuổi; lần 2: sau lần 1 sáu tháng; lần 3: khi trẻ từ 4-12 tuổi;

Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1: lúc 12 tháng tuổi; lần 2: từ 4-12 tuổi;

Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị;

Trong trường hợp không có chống chỉ định, vắc-xin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.

Phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với virus quai bị mà chưa được tiêm vắc-xin trước đó.

10 điêu đáng tiếc nhất của 1 con người trước khi chết là gì?

13:57 |
Nếu bây giờ bạn nhắm mắt lại và tưởng tượng đang ở trong chính đám tang của mình, điều gì sẽ khiến bạn cảm thấy nuối tiếc nhất?



Nghe có vẻ rất đáng sợ nhưng thực chất lại rất có ý nghĩa? Bạn thử suy nghĩ kỹ mà xem, bạn hy vọng cuối cùng sẽ có cuộc sống như thế nảo? Giá trị của cuộc sống đã thực hiện được chưa? Có điều con người thường mang theo những nuối tiếc mà chết đi.

Dưới đây là 10 điều đáng tiếc nhất trước khi chết, hi vọng mọi người có thể nắm rõ và thực hiện để trong cuộc đời không phải nuối tiếc bất cứ điều gì .

1. Giá mà tôi không dành quá nhiều thời gian cho công việc như thế


Mặc dù chúng ta hi vọng có cuộc sống thoải mải một chút, và cũng có thể ý thức được rằng sự nghiệp hay kinh tế ổn định chưa chắc đã mang lại một cuộc sống viên mãn nhưng chúng ta lại vẫn cứ luôn theo đuổi cái được gọi là thành công để rồi cuối cùng phát hiện ra rằng mất nhiều hơn là được.

tumblr_inline_ndi9l9qjxO1shtvce

2. Nuối tiếc vì đã không dành nhiều thời gian hơn cho gia đình


Một số người quá tập trung cho công việc và lãng quên tất cả nhưng phần còn lại của cuộc sống đến lúc nhận ra họ đã đặt ưu tiên sai chỗ thì đã quá muộn.

3. Giá mà lần nói chuyện cuối cùng tôi có thể nói những lời yêu thương với người ấy


Cuộc sống ngắn ngủi, bạn sẽ không thể nhớ đã nói những lời yêu thương với cô ấy/ anh ấy vào khi nào, nhưng khi sắp phải đối mặt với cái chết hình ảnh đó lại hiện rõ mồn một.

couple

4. Giá mà biết cảm kích người khác nhiều hơn


Luôn cho rằng những công sức do người khác bỏ ra là điều đương nhiên, cách nghĩ này thường tạo thành những kết quả rất khó giải quyết, khiến ta quên mất lời cảm ơn và sự báo đáp đối với người khác.

5. Giá mà tôi có thể sống tốt hơn trong lúc đó


Nhìn những đứa trẻ lớn lên từng ngày mới cảm thấy thời gian trôi qua thật nhanh. Khi chúng ta ngày càng già đi theo thời gian thì lại sợ rằng không thể làm được tốt hơn như lúc đó.

6. Ước gì tôi đã để bản thân mình được sống hạnh phúc hơn




Thực tế khi có “tâm trạng” mỗi chúng ta đều có thể tự khống chế nó được, thậm chí “ tâm trạng” đó còn gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh . Nhìn thoáng ra một chút đối với mọi sự vật sự việc không nên quá xét nét và cố chấp, như vậy sẽ khiến cuộc sống trở lên hạnh phúc hơn. Thế nhưng khi chúng ta nhận ra điều này thì đã muộn.


7. Giá như tôi không quá để tâm đến cách người khác nhìn tôi như thế nào


Khi chúng ta nhận ra được việc mọi người nhìn nhận thế nào về bản thân mình đều không quan trọng, thì đó cũng là lúc chúng ta biết được rằng quá để tâm đến cách người khác nhìn mình như thế nào quả thực là lãng phí thời gian.

8. Giá như tôi không quá yêu bản thân mình


Tự cho mình là trung tâm, không để ý tới mọi người xung quanh là nguyên nhân bạn không nhận được sự hoan nghênh của mọi người. Thực ra khi bạn nhìn thấy những ưu điểm của người khác mà không đố kỵ vẫn cùng họ chúc tụng chia sẻ niềm vui bạn sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn nhiều.


9. Giá như có thể vì mọi người làm được nhiều việc hơn nữa


Luôn vì mọi người, giúp đỡ mọi người sẽ khiến cuộc sống của chúng ta thú vị hơn nhiều.


10. Giá như có thể hoàn thành được nhiều việc hơn


Bạn không nhất thiết phải giành được một huy chương vàng Olympic, hay có được một công ty cho riêng mình… nhưng có thể tự đạt được những thành tựu mang giá trị cá nhân mới là việc quan trọng. Có lẽ là vì để giúp đỡ người khác hoặc làm một số việc khiến chúng ta cảm thấy có ý nghĩa hơn.

5 nghịch lý không thể ngược đời hơn chỉ có ở người Việt

14:48 |

1. Cần nhà hơn là tổ ấm

Người Việt chúng ta với tâm lý “an cư lạc nghiệp” nên luôn muốn sở hữu một căn nhà. Vì vậy, ai cũng phấn đấu kiếm tiền tậu được ngôi nhà mơ ước. Có người vay nợ để mua cho được căn nhà rồi ráng làm lụng kiếm tiền trả dần.

Có nhà rồi, chúng ta vẫn dành phần lớn thời gian ở ngoài đường chứ không phải ở nhà. Chúng ta vẫn tiếp tục ra đường “cày bừa” vất vả ngoài đường để có thể đổi nhà khác to hơn, mua sắm cho nhà nhiều vật dụng tiện nghi hơn. Lẽ nào chúng ta cần một “căn nhà” hơn là một “tổ ấm”?

Công nghệ phát triển khiến con người lạc lõng giữa thực tế và thế giới ảo

2. Đẻ con cho người giúp việc

Vợ chồng ở với nhau chỉ mong có đứa con cho vui cửa vui nhà. Cặp vợ chồng nào chẳng may vô sinh hiếm muộn thì quáng quàng đi bác sĩ Đông Tây đủ thể loại mong kiếm được mụn con. Trông mong vậy nhưng đến khi có con, chúng ta mặc nhiên giao con của mình cho người giúp việc trông nom, chăm sóc.

Việc dạy dỗ con cái cũng khoán luôn cho người giúp việc. Còn chúng ta – những người đã sinh ra những đứa trẻ thiên thần ấy thì mải mê đi làm kiếm tiền. Mỗi ngày gặp con chưa được 1, 2 tiếng đồng hồ. Vậy, chúng ta đẻ con để người giúp việc có được niềm vui nâng niu ẵm bồng chớ đâu phải cho ta?

3. Người nghèo sang hơn người giàu

Chúng ta ở thành phố, mức sống cao, thu nhập cao nhưng mấy khi chúng ta sắm được cho cha mẹ ở quê những thứ tốt nhất. Hầu hết những gì chúng ta gửi về nông thôn là những thứ đồ cũ chúng ta không xài nữa, đã hư hỏng hoặc không hợp thời.

Ngược lại, những người “nghèo khó” ở nông thôn luôn chọn những thứ tốt nhất gửi lên cho người thành phố. Con gà béo nhất, buồng chuối to nhất, trái mít ngọt nhất… Chẳng phải dân nhà quê “chơi sang” hơn người thành phố sao?

4. Kiếm tiền mua sức khỏe

Chúng ta muốn kiếm thật nhiều tiền, vì thế chúng ta phải làm việc thật nhiều. Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, tuần làm 40 giờ không đủ tranh thủ thêm cuối tuần. Hậu quả là cơ thể không một phút nghỉ ngơi khiến cho mắt mờ chân run, đầu óc mụ mị, lục phủ ngũ tạng rệu rã… phải vào bệnh viện.

Lúc đó, bao nhiêu tiền do làm lụng vất vả mà có lại đưa hết cho thầy thuốc để mua sức khoẻ. Liệu có mua được không?

5. Thế giới ảo “thực” hơn thế giới thực

Công nghệ càng phát triển, chúng ta càng kết nối được nhiều người, khoảng cách địa lý không còn là vấn đề nữa. Ngồi một chỗ, chúng ta có thể trò chuyện với bạn bè khắp thế giới, kết nối mọi thông tin thông qua cái điện thoại bé xíu cầm trên tay. Nhiều quan hệ quá, nhiều thông tin quá nên chúng ta không còn thời gian cho quan hệ thật, đời sống thật nữa. Bữa cơm gia đình mỗi người bưng một tô ăn với một cái điện thoại.

Gặp gỡ cà phê cũng mỗi người cầm một điện thoại hí hoáy chấm quẹt, thỉnh thoảng ngước lên nhìn nhau gượng gạo cười lấy lệ rồi lại cắm cúi chấm quẹt. Thế giới ảo hấp dẫn hơn thế giới thật mất rồi!

Vì sao trẻ dưới 3 tuổi không nên xem ti vi?

15:25 |
Tại Pháp, việc cho trẻ em chưa đến 3 tuổi xem ti vi là hành vi phạm pháp. Bởi cho trẻ xem ti vi quá sớm sẽ gây ra một loại các tác hại xấu cho sức khoẻ của bé, đặc biệt là gây tổn thương cho não...

Các nhà tâm lý học của Anh cũng đã đưa ra lời kêu gọi nên khống chế thời gian xem ti vi mỗi ngày của thiếu niên nhi đồng.


Sở dĩ các chuyên gia cho rằng việc xem ti vi có ảnh hưởng xấu đến trẻ là do 4 nguyên nhân dưới đây:



1. Sự phát triển của đại não và hệ thần kinh bị tổn thương


Xem ti vi là một hành vi tiếp thu thụ động, sẽ gây cản trở cho việc tiếp xúc với thế giới thật của trẻ, làm hạn chế khả năng tưởng tượng của bé.

Trước 3 tuổi, sự phát triển của đại não cần đạt được 80%, nhưng việc xem ti vi thường xuyên sẽ làm chậm quá trình phát triển của đại não, gây ảnh hưởng xấu cho trẻ.

2. Ngủ không ngon giấc, cơ thể không phát triển


Chất melatonin có liên hệ mật thiết với chất lượng giấc ngủ, và cũng có tác dụng không thể xem thường trong việc điều tiết sự phát triển của thời kỳ thiếu niên. Chúng ta đều biết trẻ em dưới 3 tuổi phát triển chiều cao trong khi ngủ. Nghiên cứu đã chứng minh, xem ti vi trong thời gian dài sẽ gây ức chế quá trình bài tiết melatonin. Nếu liên tục dừng xem tivi trong 1 tuần, nồng độ melatonin trong cơ thể bé có thể tăng lên 30%.

3. Dễ mắc các bệnh tim mạch


Theo 1 nghiên cứu của Úc với 290 trẻ ở độ tuổi 15, những trẻ mỗi ngày xem ti vi hoặc chơi điện tử quá 2 tiếng có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch rất cao.

4. Tính cách nóng nảy, khó kết bạn


Theo các nhà nghiên cứu, tính cách của những trẻ thường xuyên xem ti vi thường nóng nảy, thần kinh không vững. Việc xem ti vi nhiều cũng không có lợi cho việc giao tiếp xã hội và ứng xử hàng ngày của trẻ.

Các chuyên gia cũng nhắc nhở không nên đặt ti vi trong phòng ngủ, để tránh tạo thói quen xấu nằm xem ti vi cho trẻ. Bữa ăn cũng không nên xem ti vi, để trẻ có thể tập trung ăn cơm. Các bậc phụ huynh tốt nhất nên xem tivi cùng bé, nhắc lại cho trẻ những đặc tính hay đặc điểm tốt được nói đến trong chương trình. Ngoài ra còn có thể khuyến khích trẻ kể lại nội dung câu chuyện đã xem, cùng trẻ phân tích để từ đó bồi dưỡng và phát triển kĩ năng biểu đạt ngôn ngữ, khả năng phán đoán và rèn luyện trí nhớ cho bé.

Người ta ngâm mọi thứ để bồi bổ

15:10 |
Hình như dân gian có câu nói "ăn gì bổ nấy". Nhưng đã bao nhiêu đời nhiều người chẳng cần biết đến khoa học, có thể do thiếu thốn, suy dinh dưỡng quá lâu mà rất tin vào quan niệm thế chăng mà hành động rất thực tế.



Vài người vì tin thế nên sáng nào cũng làm bát óc lợn chần tái... nhiều năm rồi cứ thấy đau đầu, mụ mị đần độn ra mãi. Đến bệnh viện mới tá hỏa là nhiễm phải sán lợn có trong món khoái khẩu kia. Nhưng những người yếu sinh lí vẫn ăn rất nhiều ngẩu pín. Những người còn lại vẫn ăn mọi thứ vì không bổ ngang cũng bổ dọc, vì ngẫm ra là không có cái gì mà không có chút thức bổ trong đó, cho dù cũng chả giải thích được mối quan hệ tương ứng, chẳng hạn như ăn trứng thì bổ trứng à? Người làm gì có trứng? Và những con lợn con gà vẫn phải chết, những sinh vật quý hiếm ngày càng bị tiêu diệt.

Rồi người ta lại kháo nhau với niềm tin sâu sắc rằng từ sừng tê giác, mật gấu, cất hổ cho đến tiết rùa, sâu chít, ong đất, rễ cây bám trên vách đá nếu ngâm rượu uống sẽ cho người ta những khả năng giống như những thứ mà người ta đã bỏ vào rượu. Đến đây thì quan niệm đã phát triển lên một bậc mới: ăn uống sẽ cho họ thêm những khả năng mà họ không có chứ không còn là sự cố đưa vào người những giá trị bổ béo của thức ăn nữa. Tuy cũng có vài người bị đột quỵ vì trong quá như thế nhưng không hề làm giảm lòng tin của những người khác. Cũng bởi thế mà bây giờ là cái chết của những cánh rừng, biển cả, dòng sông, đồi núi bị xới tung lên, cạn kiệt.

Và rất lạ, như có một nỗi lo gì đó, từ đâu không biết, trong những bữa ăn, bữa uống như thế, nhiều người không mấy khi nghĩ hay bàn đến chuyện công việc tí nữa mình phải làm vì họ không tin vào kết quả những việc đang làm, mà hay quay ra bình phẩm với nhau về cuộc sống xã hội, rồi cảm thán với nhau rằng đã rất lâu rồi chẳng còn thấy những nhân vật anh hùng, những tấm gương thời đại những tinh thần quốc sĩ nữa... những điều đã khiến cho họ như hôm nay...

Phải làm sao đây để người người phải hiểu: Học gì? Thời đại ra sao và ai cũng phải được thấm đẫm, được bồi bổ bởi cái khí chất của người xưa... thì mới mong tinh thần khá lên được. Họ bàn với nhau xới lên những di cảo, những cổ vật, những dấu tích... in những cuốn sách, xây thêm những lăng đài tưởng niệm về các cổ nhân... Những công trình ấy ra đời, hàng ngày những dòng người viếng qua, Xuân Hạ Thu Đông... để bồi bổ cho mình một điều gì đấy, để có thể tin vào một điều gì đấy, không thế thì người ta sẽ chết mất.

Theo Chúng ta

Các triệu chứng không nên coi thường ở trẻ em

10:18 |

Để đảm bảo cho con được an toàn và khỏe mạnh, mẹ phải biết nhận ra những dấu hiệu nguy hiểm của trẻ để đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời. Bởi lẽ có nhiều bà mẹ chủ quan nghĩ rằng những triệu chứng xảy ra ở con chỉ ở mức nhẹ và đơn giản, nhưng thực tế có nhiều triệu chứng chứng tỏ bé đang mắc bệnh nguy hiểm. Nếu mẹ không thực sự để ý sẽ gây ra những tình huống đáng tiếc.




Một số triệu chứng ở trẻ nếu cha mẹ chủ quan thì có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Dưới đây là các dấu hiệu bệnh trẻ em mà các bà mẹ chớ nên coi nhẹ:

1. Sốt cao


Trẻ em với hệ miễn dịch, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị sốt cao do nhiễm trùng vi rút, vi khuẩn, thời tiết thay đổi, mọc răng,…

Nếu bé dưới 2 tháng tuổi bị sốt cao, có thể bé bị cảm sốt (chỉ có dấu hiệu sót và cơ thể mệt mỏi) hay viêm màng não, viêm não do mô cầu (kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao). Mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt vì bệnh viêm màng não và viêm não do mô cầu rất nguy hiểm đến tính mạng, diễn biến nhanh và nặng.

Còn khi trẻ đã trên 2 tuổi, sốt là bệnh lý phổ biến nên bạn không cần quá lo lắng nếu thấy bé không mất nước và không có biểu hiện bất thường.

2. Sốt trong thời gian dài


Trong thời gian con ốm, mẹ cần phải chú ý quan sát con cẩn thận. Khi bé không có chiều hướng giảm hoặc kéo dài nhiều hơn 5 ngày thì đấy chính là hồi chuông báo động cho các mẹ.

Sốt bị gây ra bởi những loại virut thông thường như cúm hoặc cảm lạnh thường biến mất trong khoảng 5 ngày. Những triệu chứng sốt kéo dài lâu hơn, kể cả sốt ở nhiệt độ thấp (38 độ) có thể bị gây ra bởi những nhiễm trùng khác, đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh.

Nếu mẹ đã áp dụng các biện pháp giảm sốt như uống thuốc hạ sốt, dùng khăn mặt thấm nước ấm đắp lên trán, lau gan bàn tay, bàn chân, nách và bẹn, mặc quần áo thoáng mát mà nhiệt độ của con vẫn không hề giảm trong vòng 4-6 giờ, đây là lúc mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ. Đây có thể là biểu hiện của việc cơ thể bị nhiễm trùng quá nghiêm trọng khiến cơ thể bé phải vật lộn để chống chọi lại.

Khi bé không có chiều hướng giảm hoặc kéo dài nhiều hơn 5 ngày thì đấy chính là hồi chuông báo động cho các mẹ​

3. Trẻ sốt kèm theo cứng cổ, đau đầu hoặc phát ban


Khi trẻ sốt và kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não, viêm não do mô cầu. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng vì diễn biến nhanh và nặng.

4. Trên da trẻ xuất hiện các nốt ban bất thường


Đây cũng là một trong những triệu chứng nguy hiểm ở trẻ. Nếu mẹ thấy trên da bé xuất hiện trên diện rộng những vết ban mà không giải thích được nguyên nhân thì bé cần được thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Nó có thể là dấu hiệu của bệnh Lyme hoặc những rối loạn về máu. Càng nguy hiểm hơn nếu con xuất hiện kèm thêm các triệu chứng khác như hôn mê, kích động hoặc khó thở.

5. Xuất hiện nốt ruồi mới hoặc thay đổi so với ban đầu


Mẹ nên ghi nhớ vị trí của các nốt ruồi trên cơ thể của con từ khi con mới được sinh ra, bởi vì những nổt ruồi này có nguy cơ cao trở thành ác tính. Hãy để ý các nốt ruồi trên cơ thế của con 1 tháng một lần vào lúc tắm. Hãy gọi cho bác sĩ nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như: thay đổi kích thước, hình dạng, thay đổi màu sắc… Tất cả những dấu hiệu này đều tiềm tàng khả năng của một bệnh ung thư da.

6. Đau bụng


Dấu hiệu trẻ bị đau bụng là dấu hiệu tương đối phổ biến, tùy theo biểu hiện và độ tuổi của trẻ mà nó là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau

Trẻ lớn xuất hiện đau bụng phía dưới, bên phải hoặc đột nhiên đau quặn bụng... thì các bà mẹ hãy bảo trẻ thử nhảy lên xuống, nếu thấy đau hơn khi làm vậy thì đó có thể là dấu hiệu đau ruột thừa. Đau do viêm ruột thừa có thể bắt đầu xung quanh rốn và di chuyển về bên phải. Với viêm ruột thừa, dấu hiệu nhận biết là tiêu chảy, sau đó đau bụng, nôn, đau đớn, sốt. Khi mẹ nhận thấy những dấu hiệu này của con thì cần cho đi khám ngay lập tức để kịp thời chữa trị.

Nếu trẻ nhỏ bị đau bụng thất thường, lúc thì quặn thắt lúc lại đó có thể là dấu hiệu của chứng lồng ruột - một loại rối loạn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ khi các đoạn ruột bị vướng vào nhau. Cơn đau sẽ thường xuất hiện khoảng 20 đến 60 phút, có thể dẫn đến nôn mửa, sốt, đi ngoài ra máu. Khi con quá đau, mẹ hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa con thẳng đến bệnh viện.

Nếu trẻ nhỏ bị đau bụng thất thường, lúc thì quặn thắt lúc lại đó có thể là dấu hiệu của chứng lồng ruột ​


7. Đau đầu kèm nôn mửa


Đây có thể là triệu chứng của chứng đau nửa đầu. Chứng đau nửa đầu thực tế không quá nguy hiểm, có thể được điều trị một cách hiệu quả. Nhưng các triệu chứng đau vào nửa đêm và sáng sớm kèm nôn mửa cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nào khác nguy hiểm hơn. Quan trọng nhất nó làm suy giảm sức khỏe của bé.

8. Tiêu chảy


Nếu mẹ nhận thấy môi và miệng bé khô, hay nôn mửa và tiêu chảy quá nhiều, đồng thời thóp (ở Trẻ sơ sinh) bằng phẳng, khô da, da bị dúm lại khi bạn ấn lên nó, thì đây là một trong những triệu chứng của việc mất nước và cần phải bổ sung nước ngay lập tức. Bởi vì thiếu nước nhiều có thể dẫn đến shock. Đưa trẻ đến bác sĩ để truyền nước, kèm theo đó cho trẻ uống bù nước thường xuyên, ăn các loại đồ ăn lỏng…

9. Thay đổi màu sắc quanh miệng


Thay đổi màu sắc quanh miệng (từ hồng hào chuyển sang sắc xanh nhợt nhạt), thở rất khó nhọc, phát ra tiếng như huýt sáo khi thở. Dấu hiệu đáng lo ngại là khi âm thanh phát ra từ ngực, phổi và mũi.

Các vấn đề hô hấp nghiêm trọng thường bị gây ra do nghẹt thở, phản ứng dị ứng, lên cơn hen suyễn (có thể xảy ra ở trẻ em vài tháng tuổi), viêm phổi, ho gà, viêm thanh quản. Nếu mẹ không thực sự chắc chắn về tình trạng của con, hãy tự mình kiểm tra. Đếm từng hơi thở của con trong vòng 30 giây, sau đó nhân với 2. Một tỷ lệ bình thường là dưới 60 đối với Trẻ sơ sinh, dưới 40 với trẻ dưới 1 tuổi, dưới 30 cho trẻ từ 1-2 tuổi, dưới 24 đối với trẻ từ 4-10 tuổi.

10. Sưng lưỡi, môi, mắt kèm theo triệu chứng nôn mửa hoặc ngứa


Đây có thể triệu chứng của việc phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc (phản vệ). Các dấu hiệu nguy hiểm bao gồm sưng tấy, khó thở và phát ban nặng. Khi thấy con có những dấu hiệu này thì gọi cho bác sĩ, yêu cầu họ chỉ định dùng ngay một loại kháng sinh nào đó trước khi có những hành động tiếp theo.

11. Sau khi ngã, bé có dấu hiệu nôn mửa


Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sau một cú va chạm, nếu mẹ thấy con có những thay đổi về thần kinh rõ ràng như nhầm lãn, mất ý thức, hay có triệu chứng nôn mửa, hoặc bị tổn hại cơ thể như gãy xương thì mẹ cần phải báo với bác sĩ.

Mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các dấu hiệu bất thường của trẻ và biết cách xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Nguồn: Bỉm doctor pia

Những con đường đẹp nhất Canada

14:47 |
Cabot là cung đường ven biển làm nhiều người mê mẩn vì cảnh vật hai bên, cao tốc 17 lại chạy ngay cạnh Superior - hồ nước ngọt lớn nhất thế giới.


Icelands, Alberta




Nơi cao tốc dài 225 km này chạy qua được nhiều tay lái chọn là có cảnh đẹp ngoạn mục, với hơn 100 sông băng và nhiều dãy núi tuyết phủ trắng xóa. Con đường này còn chạy xuyên qua vùng lõi của hai vườn quốc gia Banff và Jasper, cùng dãy Rockies.


Pacific Rim, Đảo Vancouver 



Bắt đầu từ bãi biển Qualicum, con đường uốn lượn quanh co qua các vùng núi, hồ và rừng rậm trước khi chạm tới Tofino, thủ phủ của dân lướt ván ở Canada. Pacific Rim dài khoảng 161 km.

Cabot, Đảo Cape Breton, Nova Scotia




Cabot là một trong những tuyến đường nổi tiếng nhất ở Canada, dài gần 300 km, chạy ven theo bờ biển của đảo Cape Breton ở Nova Scotia. Du khách không chỉ có cơ hội thử trình độ lái xe của mình mà còn được ngắm nhìn nhiều cảnh đẹp suốt dọc đường, từ vịnh Pleasant, nơi có một tu viện Phật giáo, tới vịnh Meat, nơi có thể tận mắt thấy cá voi...

Thousand Islands, Ontario



Đường chỉ kéo dài 33 km dọc theo sông St Lawrence ở Ontario, nơi có khoảng 1.800 hòn đảo phủ kín cây xanh. Phong cảnh nơi đây điểm xuyết thêm các lâu đài trên đảo, trông như một chốn thần tiên. Bên đường, đoạn giữa Gananoque và Mallorytown là nơi thích hợp cho các chuyến dã ngoại, đi tour thuyền hay chèo kayak.

Sea to Sky, Bristish Columbia




Bắt đầu từ Vancouver, đường Sea to Sky (tên chính thức là cao tốc 99) uốn lượn và cao dần lên tới hơn 670 m đến khu nghỉ mát đẳng cấp thế giới Whistler. Đi trên cung đường kéo dài 128 km này du khách có thể ngắm núi đá granite Chief cao 640 m, thác cao thứ 2 ở British Columbia - Shannon và công viên quốc gia Garibaldi Provincial.

Đường 132, Quebec



Đây là quốc lộ dài nhất Quebec, được xây dựng dựa theo những tuyến đường khám phá dọc theo sông St Lawrence và bán đảo Gaspe. Dọc đường là miên man những ngọn đồi trồng kín cây xanh và nhiều loại hoa.

Cao tốc 17, Ontario




Dọc theo hồ Superior, hồ nước ngọt lớn nhất thế giới với điều kiện thời tiết riêng biệt, cao tốc 17 có cảnh vật hai bên đẹp hút hồn du khách. Nhiều người cho rằng cảnh ở đoạn Sault Ste-Marie và Wawa, với công viên hồ Superior, có vẻ đẹp nguyên sơ và yên bình nhất. Cao tốc 17 kéo dài tới 719 km. 

Glacier, Bristish Columbia



Nổi tiếng với tên gọi Glacier (sông băng) hay cao tốc 37A, đây là một trong những hành trình mà du khách không thể bỏ qua khi tới Bristish Columbia. Glacier bắt đầu từ Stewart và kéo dài 64 km, đi qua nhiều vùng núi non trùng điệp. Con đường từng bị các sông băng phủ đầy nhưng băng đã rút bớt đi từ những năm 1940.

Những thực phẩm chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

11:09 |
Khi bị viêm loét dạ dày, bạn nên tránh hút thuốc, uống rượu, nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm giàu flavonoid để nhanh hồi phục.

Thực phẩm chứa chất xơ giúp chữa viêm loét dạ dày

Nguyên nhân và triệu chứng loét dạ dày


Loét dạ dày, còn gọi là viêm loét dạ dày. Loét thường gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là H. pylori, nhưng thuốc chống viêm không steroid, hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều, một số loại thực phẩm và căng thẳng có thể làm nặng thêm loét của bạn.

Triệu chứng thường gặp bao gồm khó tiêu, đau bụng, nôn, ợ hơi, giảm cân và ợ nóng. Điều trị thường bao gồm thuốc men, một chế độ ăn uống và thay đổi lối sống lành mạnh, chẳng hạn như tránh các loại thực phẩm kích hoạt, tránh uống rượu, không hút thuốc và hạn chế thuốc chống viêm không steroid.

Thực phẩm giảm bớt triệu chứng loét dạ dày


Một số thực phẩm có thể giảm bớt các triệu chứng loét và đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh.

20161008192815-1
Thực phẩm giàu chất xơ giảm viêm loét đường tiêu hóa


1. Sữa chua


Bạn có thể điều trị loét dạ dày bằng cách ăn sữa chua. Sữa chua có chứa lactobacillus acidophilus, là chế phẩm sinh học, vi khuẩn "thân thiện" giúp duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và có hại như H. pylori trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Chế phẩm sinh học Probiotic có thể ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori và giảm tác dụng phụ kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị loét. Các loại thực phẩm khác có chứa probiotic bao gồm súp miso và thực phẩm từ đậu nành.

2. Dầu ô liu


Nấu ăn với dầu ô liu có thể giúp điều trị loét dạ dày. Thêm dầu ô liu có chứa phenol, hợp chất này ở lại trong dạ dày trong một khoảng thời gian dài. Các hợp chất này có thể hoạt động như một tác nhân chống vi khuẩn, và có thể ngăn chặn vi khuẩn H. pylori lan rộng và gây viêm niêm mạc dạ dày, nhưng cần nghiên cứu thêm trước khi xác định các mối quan hệ chính xác giữa dầu ô liu và vi khuẩn H. pylori.

20161008192815-2
Quả nam việt quất

3. Quả nam việt quất


Một thực phẩm có thể giúp điều trị loét dạ dày là nam việt quất. Quả nam việt quất rất giàu flavonoid, có thể làm giảm sự tăng trưởng của H. pylori, vi khuẩn gây loét và thúc đẩy chữa bệnh. Các loại thực phẩm khác có chứa flavonoid bao gồm cần tây, hành tây, tỏi và trà xanh.

4. Nước lọc


Bạn có thể điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày. Nước làm giảm triệu chứng loét của bạn bằng cách giữ cho cơ thể bạn đủ nước và tống các tạp chất ra ngoài.

Quả nam việt quất


5. Quả việt quất


Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách thêm một số quả việt quất tươi trong ăn sáng. Quả việt quất có chứa chất chống oxy hóa, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể bạn chống lại virus và các bệnh tật, giảm triệu chứng loét và thúc đẩy chữa bệnh. Những thực phẩm khác giàu chất chống oxy hóa bao gồm anh đào, bí đỏ và ớt chuông.

6. Thực phẩm giàu chất xơ


Một chế độ ăn giàu chất xơ trong thực phẩm có thể giúp vết loét dạ dày lành lại. Chất xơ có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét trong tương lai. Các loại thực phẩm có chứa một lượng lành mạnh của sợi xơ bao gồm mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan, đậu khô nấu chín, củ cải xanh, lúa mạch, lúa mì và gạo nâu.

7. Hạnh nhân


Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách ăn nhẹ thêm một số ít hạnh nhân. Hạnh nhân rất giàu vitamin B, protein và canxi có thể làm giảm triệu chứng loét và hỗ trợ trong quá trình phục hồi. Các loại thực phẩm khác có chứa vitamin B bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cải xoăn.

Theo Sức khỏe đời sống

BỐ VỢ TÔI

14:18 |

Ngoài bố ruột, mẹ ruột ra, thì người mà tốt với tôi nhất, lo lắng cho tôi nhiều nhất, ấy chính là bố vợ tôi!
Ngay hôm đầu tiên con gái bố vợ tôi (tức là vợ tôi) đưa tôi về nhà ra mắt, thì bố vợ đã lôi tôi ra một góc, nét mặt nghiêm trọng, giọng nghiêm túc: "Trông cháu có vẻ thật thà, lương thiện, nên chú khuyên thật lòng: đừng dại dột mà lấy con gái chú, vì tính nó giống y hệt mẹ nó, và rồi đời cháu cũng sẽ khổ giống y hệt đời chú!”.



Tôi nghe bố vợ nói vậy thì cười thầm, bởi tôi không lạ gì cái trò này: Tôi đã được một số em dẫn về nhà ra mắt rồi, và lần nào thì bố mẹ các em ấy (sau khi nhìn qua cái bộ dạng tôi, hỏi han mấy câu về công việc, sở thích của tôi) cũng đều đưa ra được một lý do nào đó rất nhân văn - giống như cái lý do mà bố vợ tôi đã đưa ra - để ngăn cản chuyện tình cảm của tôi và con gái nhà họ.
 Bởi thế, sau khi nghe bố vợ nói, tôi lạnh lùng vạch áo lên cho bố vợ xem cái hình xăm hai cái trái tim màu hồng lồng vào nhau có mũi tên xuyên qua nhìn như cái xiên thịt nướng ở dưới rốn, rồi cất giọng từ tốn: "Cháu yêu con gái chú thật lòng, chú đừng hòng ngăn cản! Khi nào vết xăm này mất đi, khi ấy cháu và con gái chú mới chấp nhận đôi ngả chia ly!”.

Ngày cưới tôi, trong khi mẹ vợ tôi và vợ tôi cười hề hề, thì bố vợ tôi lại rươm rướm nước mắt. Khi ấy, tôi nghĩ tới hai lý do: một là bố vợ xúc động khi chứng kiến tình yêu mãnh liệt tôi dành cho con gái bố; hai là vì bố bất lực khi đã không thể ngăn cản cái thằng dặt dẹo này nó lấy con gái mình. Nhưng đến bây giờ, sau vài năm làm con rể bố, tôi mới hiểu rằng những giọt nước mắt của bố hôm ấy chính là những giọt nước mắt day dứt, là bởi lương tâm bố đang cắn rứt, giống như bố thấy một nạn nhân yếu ớt, hiền lành, vô tội đang bị bọn khủng bố bắt giữ, khống chế, đàn áp, bạo hành mà bố lại không thể đưa tay ra giải cứu!
Các cụ có câu "Sinh con ra mới hiểu lòng cha mẹ", còn tôi thì "Lấy vợ xong mới hiểu lòng bố vợ".
Quả thực, trên đời này, chắc chẳng có ông bố vợ nào thương và lo lắng cho con rể nhiều như bố vợ tôi: Những khi vợ tôi vòi quà, ông thường dấm dúi vào tay tôi vài lít, vì ông biết tôi không có tiền; Những lần tôi bị vợ đánh bầm dập mặt mày, tím tái tay chân, bố vợ lại đưa cho tôi lọ thuốc bóp, mua cho tôi vỉ kháng sinh... Tôi hỏi: "Sao bố tốt với con vậy?". Bố bảo: "Tốt gì! Ngày trước ông ngoại của vợ mày cũng hay cho tiền bố khi mẹ vợ mày đòi quà, nên giờ bố cũng cho lại mày! Còn thuốc bóp và thuốc kháng sinh là bố mua về để bố dùng, phòng những lần bị mẹ mày đánh. Vì bố thường mua cả thùng để dùng dần, nên còn nhiều, bố mới cho mày thôi!".

Rồi bố nhăn mặt, sờ sờ lên mấy vết sẹo dài như những con tu hài trên khắp cánh tay, và lắc đầu chua cay: "Ai nhìn những vết sẹo này của bố cũng tưởng là vết tích của chiến tranh, của những năm tháng ác liệt nơi sa trường, nhưng sự thật, cả chục năm đối mặt với bom đạn của kẻ thù tàn bạo, bố chả bị cái sẹo nào, chỉ sau khi lấy vợ, bố mới bắt đầu dính sẹo".
Lần ấy, sau khi biết tin tôi - cũng giống như bố - vừa bị vợ đánh cho một trận bét nhè, ê ẩm toàn thân, thì bố mới rủ tôi đi mát-xa cho thư giãn gân cốt. Thấy tôi có vẻ e sợ, bố liền trấn an: “Ra ngay cuối phố kia thôi, có cái quán mới khai trương, nó ghi là “mát-xa lành mạnh” thì bố mới dám đi, chứ mà là mát-xa bậy bạ thì dù ông ngoại của vợ mày cho bố đi, bố cũng không dám!”.

Nghe bố nói thế tôi cũng yên tâm, ngoan ngoãn đi theo bố. Thế nhưng, vào đến nơi, tôi đã phải ba lần há hốc mồm. Lần thứ nhất tôi há hốc mồm là bởi dù ngoài cửa quán có treo cái biển “Mát-xa lành mạnh”, nhưng hai cái em nhân viên vào mát xa cho tôi và bố vợ tôi thì lại mặc những bộ trang phục rất không lành lặn: trông hai em ấy hệt như hai thiếu nữ đang đi bơi ở biển thì bị cá mập nó tấn công. Hai thiếu nữ nhanh chân chạy lên bờ được nhưng còn cái bộ bikini trên người thì bị cá mập nó cắn cho te tua...
Bố không giấu nổi vẻ hốt hoảng nhìn qua tôi, còn tôi run run quay qua hỏi hai em nhân viên: “Các em lừa bọn anh à? Tại sao bên ngoài các em ghi là “Mát-xa lành mạnh”?". Một trong hai em nhân viên e thẹn trả lời: “Dạ! Bà chủ quán em tên Lành, ông chủ tên Mạnh ạ!”. Đó là lý do tôi há hốc mồm lần thứ hai. Còn vì sao tôi há hốc mồm lầm thứ ba thì xin phép không nói ra ở đây, vì nói ra nó không được hay...
Rồi cái điều mà tôi e sợ nhất đã thành sự thật: tối hôm ấy về, vợ tôi ngửi ngay thấy mùi lạ, sinh nghi, sau khi kiểm tra thấy hơi yếu, liền tra khảo đủ điều, và tôi đành cúi đầu nhận tội. Và kết cục cũng như mọi lần thôi: Tôi bị một trận lên bờ xuống ruộng, và bị tống ra đường giữa lúc nửa đêm lạnh lẽo hơi sương. Tiền không một xu dính túi, đang hoang mang không biết đêm nay phải ngủ bờ ngủ bụi ở đâu, chợt tôi thấy điện thoại của tôi đổ chuông. Là bố vợ tôi gọi. Tôi bắt máy thì đã nghe ngay giọng của bố: “Đang ở đâu, bố qua đón, hai bố con ta sang ông ngoại ngủ nhờ! Bố cũng bị đuổi khỏi nhà rồi!”.

Đúng là chết đuối vớ được cây chuối! Tôi reo lên trong điện thoại: "Vâng! Con đang ở chỗ đầu ngõ gần nhà, bố qua đón con với! Bố thật tuyệt vời! Nếu có kiếp sau, con vẫn mong được làm con rể của bố!". Bố vợ tôi nghe vậy thì đáp lại lạnh lùng: "Cái này khó đấy con ạ! Vì bố đã quyết định kiếp sau sẽ không lấy vợ nữa rồi!

Nguồn: Võ tòng đánh mèo


Cách giúp bé hết ho không cần kháng sinh

16:11 |
Ho là một chức năng tự nhiên và bảo vệ cơ thể bằng cách đánh bật các chất kích thích gây khó chịu trong phổi, cổ họng. Mặc dù một ho là một cơ chế cần thiết của cơ thể nhưng nó có thể khiến cho người ho cảm thấy mệt mỏi và rất khó chịu, đặc biệt là trẻ em.

Thông thường bé bị ho các mẹ hay cho con uống rất nhiều loại kháng sinh, Doctor Pia mách nhỏ cho các mẹ một vài loại thuốc thông dụng có trong vườn nhà, vừa hiệu quả, vừa tốt cho sức khỏe của bé


Những cách sau tuy đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm lâu nay vẫn lưu truyền trong dân gian:

1. Củ cải trắng và gừng


Gừng có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10- 15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày. Uống cho đến khi bé hết ho.

2. Củ nghệ tươi 


Trong y học cổ truyền, cây nghệ vàng được sử dụng như một vị thuốc quý. Lần đầu tiên Việt Nam đã bào chế thành công Nano Curcumin từ nguồn Curcumin chiết xuất từ cây nghệ vàng trồng trong nước góp phần nâng cao hơn nữa tác dụng của củ nghệ.

Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế cho bé ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

3. Quất hồng bì ngâm đường phèn



Đường phèn là loại đường được kết tinh mà thành có tác dụng chữa ho rất tốt

Nếu trẻ nhỏ dưới 1 năm tuổi chưa thể uống mật ong sống thì bài thuốc quất hồng bì ngâm đường phèn sẽ là một gợi ý lý tưởng. Tinh dầu trong quất hồng bì sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Thêm vào đó, lượng vitamin C dồi dào giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống cảm cúm.

Quất hồng bì có thể dùng cho trẻ uống hàng ngày mỗi sáng một thìa con giúp tăng sức đề kháng. Bài thuốc này không những hiệu quả với trẻ nhỏ mà còn cả với người lớn.


4. Mật ong và chanh đào


Vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu, nên có tác dụng trị ho,viêm họng, cảm cúm, hạ sốt…Ruột chanh chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng.


Mật ong được AAP khuyến cáo rất an toàn để trị ho cho trẻ. Với trẻ từ 2 đến 5 tuổi mẹ dùng ½ muỗng cà phê. Với trẻ từ 6 – 12 tuổi, mẹ cho bé uống 1 muỗng cà phê. Mẹ cho trẻ uống từ 2 – 4 lần mỗi ngày. Nếu em bé của bạn chưa đủ 12 tháng tuổi, mẹ không dùng mật ong để chữa ho cho bé.

Chanh đào chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Chanh đào ngâm cùng mật ong nổi tiếng từ lâu nhờ tác dụng phòng trị ho, khản tiếng, đặc biệt là rất an toàn cho trẻ. Các mẹ có con nhỏ từ 1,5 tuổi trở lên bị ho có thể dùng xi rô chanh đào mật ong vào buổi sáng ngủ dậy và vài lần nữa trong ngày.

5. Hạt chanh và mật ong 


Mật ong thiên nhiên có đặc tính kháng khuẩn cao, giải độc và tăng sức đề kháng giúp cơ thể chống lại các tác nhân từ bên ngoài; Ngoài ra còn có tác dụng an thần giúp cải thiện giấc ngủ rất thích hợp cho trẻ em và người lớn tuổi bị các chứng ho về đêm.

Lấy 5- 6 hạt chanh, 1 thìa cà phê đường phèn, cho vào đó giã nhuyễn. Hòa thêm một thìa nước lọc vào hỗn hợp trên. Sau đó, cho hỗn hợp nước hạt chanh + đường phèn vào một chiếc bát sạch.

Bỏ bát nước đó vào nồi cơm vừa cạn, hấp tới khi cơm chín là dùng được. Để bát nước hạt chanh + đường phèn đã hấp nguội, gạn nước trong và cho bé uống.

Mẹ cho bé uống 1-2 thìa cà phê/ lần, 4-6 lần/ ngày. Bé sẽ hết ho và tiêu đờm.

Nếu có điều kiện, mẹ có thể lấy hạt cây rau đay, sao khô, giã nhỏ và hấp với đường phèn theo cách trên, như hấp hạt chanh và đường, gạn nước trong rồi cho bé uống.

6. Lá diếp cá



Lá diếp cá có tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm, rau diếp cá còn là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho rất hiệu quả cho bé.

Rau diếp cá hay còn gọi là giấp cá, cây lá giấp hoặc ngư tinh thảo, có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Ngoài các tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm, rau diếp cá còn là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho rất hiệu quả cho bé.

Các mẹ rửa sạch từng lá diếp cá, cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó, cho nước vo gạo đã chuẩn bị và rau diếp cá giã nhuyễn vào nồi đun sôi lên, giảm lửa và tiếp tục đun khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ nát rồi bắc ra để nguội và lọc lấy nước cho con uống.
Cho bé uống từ 2-3 lần một ngày. Tốt nhất là các mẹ nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ.

Lưu ý:


- Trong thời gian bé uống rau diếp cá, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường.

- Ngoài ra, trong thời gian này các mẹ nên hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn cho dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hoá từ sữa chua.

7. Lá xương sông




Lá xương sông còn có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm ở trẻ.

Lá xương sông không chỉ được dùng như một loại gia vị làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn mà còn là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Ngoài tác dụng chữa đầy bụng, nôn mửa, tan ứ máu đọng, lá xương sông còn có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm ở trẻ.

Các mẹ lấy 2-3 lá xương sông bánh tẻ thái nhỏ 5 cho vào bát thìa nhỏ mật ong.Cho bát này vào hấp cách thuỷ rồi lấy nước cốt cho con uống. Ngày uống 2 lần, uống liên tục trong khoảng 5 ngày.

8. Lá hẹ



Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.

Hẹ là một vị thuốc lưu truyền trong dân gian. Theo tài liệu cổ, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối; dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, di mộng tinh, đặc biệt dùng lá hẹ để trị ho cho trẻ rất hiệu quả.

Cho lá hẹ, các mẹ có thể cắt lạ hẹ thành từng khúc nhỏ hoặc dầm nát rồi cho đường phè vào, hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống.
Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

9. Lá húng chanh (hoặc Tần dày lá)



Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé.

Húng chanh còn gọi là rau tần dày lá, rau thơm lông, có vị cay, tính ấm. Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé.
Ở đây có 2 chế biến để các mẹ lựa chọn.

+ Cách thứ nhất: Giã dập 15-16 lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.
+ Cách thứ hai: Rửa sạch khoảng 15 lá húng chanh và 4-5 quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.


10. Cải cúc



Cải cúc có vị ngọt nhạt hơi đắng, the, tính mát có thể chữa ho hiệu quả

Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu nhưng cũng lại là vị thuốc chữa ho hiệu quả. Nếu là người lớn ho lâu ngày, chỉ cần dùng thường xuyên món canh cải cúc như: cải cúc nấu thịt nạc, nấu cá thát lát... Nhưng riêng với trẻ em, muốn trị được ho các mẹ cần phải bỏ ra một chút thời gian để chế biến.

Cách thực hiện như sau:
Lá cải cúc rửa sạch, thái nhỏ sau đó thêm một ít mật ong vào và hấp cách thủy trong vòng khoảng 20 phút cho ra nước rồi cho bé uống.
Nên cho bé uống khoảng từ 3 – 5 ngày.

11. Lá tía tô và hoa đu đủ đực



Tía tô tính ấm, vị cay, trị ho rất tốt cho trẻ.

Tía tô còn có các tên é tía, tên Hán là tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc, trị ho rất tốt cho trẻ.

Cho lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực đã rửa sạch và đường phèn vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy bằng lửa than, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).

Hằng ngày cho bé uống khoảng 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều.

- Lưu ý:
Khi cho bé uống thuốc, bế bé lên sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn. Khi cho bé uống, dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.


12. Cam nướng 



Cam nướng có mùi vị thơm khiến trẻ rất thích thú và có công dụng cầm ho và giảm đờm rõ rệt.

Mẹ chọn cam tươi màu vàng, rửa và và ngâm nước muối thật sạch. Mẹ cho cả quả cam vào nướng bằng lò vi sóng. Để nguội, bóc vỏ rồi cho bé ăn. Để dễ ăn hơn, mẹ có thể chấm cho bé một chút muối tinh.

Cam nướng có mùi vị thơm khiến trẻ rất thích thú và có công dụng cầm ho và giảm đờm rõ rệt.

13. Hành tây



Vì chứa chất phytonxit - một loại kháng sinh mạnh, hành tây được dùng trong chữa nhiều bệnh như ho, trừ đờm, kích thích tiết mồ hôi, lợi tiểu, giúp ngủ ngon, làm tiêu nhanh các chất bột, trừ giun đũa, chống béo phì...

Mẹ lấy 1 củ hành tây, gọt vỏ thái nhỏ vào bát sau đó cho 1 thìa cafe đường trộn đều ngâm cho ngấm 45 - 60 phút.

Cho vào máy xay hoặc giã nguyễn cho nát cho ra nước và vắt lấy nước bỏ bã đi. Cho ra cốc nhỏ ngày uống 3 lần / 1 ngày. Mỗi 1 lần uống là 1 thìa cafe nhỏ.

14. Nước tỏi và mật ong 



Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng nên tỏi trị cúm và ho rất hiệu quả.

Mẹ có thể giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy cũng sẽ chế biến được một loại thuốc nước trị ho hiệu quả.

Tuy nhiên, mẹ chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

15. Hoa hồng bạch



Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu, còn có tác dụng nhuận tràng.

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.


Trên đây là những bài thuốc dân gian rất hay, nguyên liệu dễ kiếm mà cách chế biến cũng đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý các loại lá chữa ho thường chỉ có công dụng khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn còn “thường trú” vùng hầu họng.

Những trường hợp ho, cảm lâu ngày, vi khuẩn đã “di cư” xuống phế quản, phổi (nghe tiếng ho có âm vang, sau cơn ho đau rát, có hoặc không kèm sốt) nên đi khám bệnh để dùng thuốc phù hợp./.


Một số mẹo mách các mẹ


Vào mỗi buổi sáng ngủ dậy, cho bé đánh răng, rửa mặt xong mẹ lấy 01 thìa cà phê mật ong cho bé uống rất tốt, mỗi ngày 01 lần cho đến khi bé lành ho.

Dùng thường xuyên cũng có tác dụng sạch khuẩn miệng giúp giảm các bệnh về đường hô hấp cho bé rất tốt.

Ngoài ra khi trẻ bị ho, mẹ để cho trẻ nghỉ ngơi trong không gian ấm áp và đảm bảo độ ẩm hợp lý. Ba mẹ cũng giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng đầu và cổ họng.

Vì bé bị ho các mẹ cũng không nên ủ ấm quá kỹ và không tắm rửa cho bé, nước ấm có thể giúp nới lỏng bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong lồng ngực của bé và giúp bé bình tĩnh hơn. Thêm một vài giọt dầu hoa oải hương hoặc hoa cúc vào nước tắm cũng có thể làm thồn đường hô hấp của bé để giảm bớt ho.

Cách phòng tránh hen suyễn cho trẻ

15:41 |
Có nhiều cách để giảm nguy cơ hen suyễn cho bé ngay từ giai đoạn mang thai và bé sơ sinh.
Các bác sĩ chưa biết vì sao một số bé phát triển hen suyễn trong khi các bé khác lại không hoặc vì sao hen suyễn ở bé tăng đáng báo động trong những thập niên cuối thế kỷ 20.



Nhưng các nhà khoa học cũng tìm thấy một số nguyên nhân của bệnh như sau:


- Di truyền: Cha mẹ hoặc thành viên trong nhà có tiền sử hen suyễn thì các bé cũng dễ bị bệnh này. Nếu cha hoặc mẹ bị suyễn thì nguy cơ mắc bệnh cho bé là 1/3.

- Sống ở đô thị: Những bé lười ra ngoài, ở nhiều trong nhà; sống trong vùng không khí chất lượng kém; sống gần nơi có lưu lượng xe cộ đông đúc dễ mắc hen suyễn.

- Nhiễm trùng đường hô hấp: Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất dùng trong nông nghiệp, làm tóc hoặc sản xuất.

- Bé nhẹ cân hoặc tăng cân quá mức: mắc trào ngược dạ dày thực quản.

- Các yếu tố gây dị ứng bao gồm: phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, phân gián, bọ ve trong bụi, nấm mốc...

- Không khí lạnh, gió mưa thay đổi đột ngột. 

- Thuốc men: bao gồm thuốc aspirin và thuốc kháng viêm steroid.

- Chất bảo quản trong thực phẩm: Chất làm ngọt nhân tạo như Aspartame và phụ gia nhưsulfit có thể làm tăng nguy cơ hen suyễn ở bé.

- Phản ứng dị ứng với thực phẩm: Có thể bao gồm lạc, động vật có vỏ như sò, ốc và thậm chí cả trứng và sữa bò.

Nghiên cứu cho thấy, có đến 50-80% phát triển hen suyễn trước sinh nhật tuổi lên 3. Tuy nhiên, bé ở độ tuổi nào cũng có thể mắc hen. Nếu bạn thấy con mình thường xuyên thở khò khè, hãy đưa bé đi khám để chắc, bé có bị mắc hen suyễn hay không.


Cách phòng tránh hen suyễn


Có nhiều cách để giảm nguy cơ hen suyễn cho bé ngay từ giai đoạn mang thai và bé sơ sinh:

- Không khói thuốc lá: Không cho bé tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc. Thậm chí, với những người hút thuốc thì quần áo, đầu tóc của họ còn vương khói thuốc cũng có thể gây nguy hiểm cho bé.

- Ngay từ lúc mang thai, người mẹ cần tránh thuốc lá, rượu, chất gây nghiện.

- Cố gắng giảm thiểu các yếu tố làm tăng cơn hen trong nhà: như bụi, nấm mốc, gián, lông động vật. Tránh để bé tiếp xúc với nước hoa, keo xịt tóc, sơn hoặc các chất tẩy rửa gia dụng.

- Theo dõi cân nặng của bé: Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa béo phì và bệnh suyễn ở mọi lứa tuổi nhưng tăng cân quá mức trong vài năm đầu đời khiến tỷ lệ mắc suyễn cao hơn

Nguồn: Bỉm hàn quốc

Sốt phát ban và những câu hỏi thường gặp

15:30 |

Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn. Hầu hết trẻ em đều có ít nhất 1 lần mắc bệnh này, bệnh được biểu hiện bằng sốt và nổi nhiều chấm đỏ rải rác toàn thân (phát ban).



Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ


Bệnh do nhiều loại siêu vi gây ra nhưng có 2 nguyên nhân chính gây bệnh sốt phát ban là siêu vi sởi và siêu vi gây bệnh rubella. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, còn bệnh rubella còn gọi là ban đào.

Bệnh sốt phát ban lây theo đường nào?


Ðây là bệnh lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Biểu hiện của bệnh sốt phát ban ở trẻ


Sốt phát ban do sởi thường biểu hiệu bằng sốt cao kèm ho, sổ mũi, mắt đỏ vài ngày sau đó phát ban toàn thân. Trước khi phát ban trẻ thường bứt rứt quấy khóc nhiều và sau khi ra ban trẻ sẽ giảm sốt và giảm quấy. Trong khi đó, phát ban do rubella thường kèm sốt nhẹ hay không sốt và ban xuất hiện rất nhanh có thể 1 ngày đã nổi khắp cơ thể. Ða số trẻ có kèm tiêu chảy hoặc phân hơi lỏng.

Bệnh sốt phát ban có nguy hiểm không?

Ban đỏ hay sởi chỉ nguy hiểm khi có biến chứng, các biến chứng thường gặp của sởi là viêm phổi, viêm tai giữa, kiết lỵ và nặng hơn là viêm não.Ban đào hay rubella thì rất lành tính ở trẻ em, rất hiếm gặp biến chứng. Tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu mắc bệnh ban đào sẽ ảnh hưởng đến thai nhi gây sẩy thai, sinh non, thai nhi sinh ra mắc nhiều tật ở mắt, tim, não.

Sốt phát ban có phải nhập viện không?


Bệnh sốt phát ban có thể điều trị tại nhà bằng cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu có sốt, thuốc giảm ho, cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Cần mang trẻ đến bệnh viện khi trẻ sốt cao không hạ, thở mệt, tiêu phân có máu, chảy mủ tai, co giật hôn mê vì lúc này trẻ đã có biến chứng.

Cách phòng ngừa sốt phát ban


Cần cách ly trẻ bệnh, nhưng cách này rất khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban.

Cách tốt nhất là tiêm phòng


Sởi có thể chích ngừa khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng
Rubella được chích chung với quai bị và sởi trong cùng 1 lần khi trẻ được 12 tháng tuổi.

CÓ NÊN KIÊNG GIÓ, KIÊNG NƯỚC, KIÊNG ĂN CHO TRẺ BỊ SỐT PHÁT BAN HAY KHÔNG?


Không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi.

Tuy nhiên không nên để trẻ bị lạnh. Kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu.

Tham khảo: Bỉm Doctor Pia