Trẻ em ăn bao nhiêu là đủ?

09:34 |
Để cung cấp năng lượng đầy đủ cho trẻ mỗi ngày, bố mẹ cần chú ý lượng calories tiêu thụ tùy theo độ tuổi.

Suy nghĩ ăn thật no đúng bữa, bổ sung thật nhiều đạm và tinh bột là chưa phù hợp với trẻ. Tùy theo độ tuổi, bố mẹ cần tính toán lượng calories cần thiết mỗi ngày theo công thức: 1.000 cal + 100 x số tuổi. Trẻ trong độ tuổi đến trường có nhu cầu calories dao động từ 1.300 cal đến 2.100 cal.


Ngoài ba bữa chính là sáng, trưa và tối, mẹ cần cho bé ăn thêm 1-2 bữa phụ tuỳ độ tuổi và số lượng hoạt động thể chất. Những bé mới chớm tuổi đi học cần ăn ít nhất 2 bữa phụ mỗi ngày. Trẻ lớn hơn có thể dao động từ một đến 2 bữa phụ tùy thể trạng. Đây là kết quả nghiên cứu của Jo Ellen Shield và Mary Mullen đăng trên trang của Academy of Nutrition and Dietetics.


Lý giải về vai trò của bữa phụ, Viện Dinh dưỡng của Hong Kong đánh giá: "Do kích thước dạ dày của bé nhỏ cùng với thói quen vận động thể chất nhiều, năng lượng từ 3 bữa chính không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Bé cần ăn bữa phụ đủ dinh dưỡng để cơ thể hoạt động tốt".

Trái với suy nghĩ của một số bố mẹ rằng bữa phụ không quan trọng và khiến bé ăn ít vào bữa chính sau đó; hay bữa phụ gây ra tình trạng thừa cân hoặc béo phì; thực tế thì bữa phụ đúng giờ và đúng hàm lượng sẽ cung cấp năng lượng cần thiết, giúp phát triển khoẻ mạnh.


Một nghiên cứu của Alice Park đăng trên tạp chí Time chỉ ra, bữa phụ cung cấp 42% lượng calories trong một ngày của trẻ. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra các bữa phụ của trẻ hiện nay thường quá nhiều đường, chất béo bão hoà mà thiếu các chất cần thiết cho sức khoẻ như chất xơ, vitamin D, kẽm.


Ngoài hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, điểm mấu chốt của việc tổ chức bữa ăn hợp lí và khoa học là tạo thói quen ăn đúng giờ. Các bữa phụ nên cách bữa chính 2-3 tiếng giúp trẻ ăn ngon miệng, không bị ngán hoặc bỏ bữa ăn chính tiếp theo. Không nên cho bé ăn bữa phụ ngay trước bữa chính.

Trong những ngày lễ tết, cả gia đình đi du lịch nên một số bố mẹ bỏ qua nề nếp trong việc ăn uống của trẻ, dẫn đến thói quen ăn uống thiếu kỷ luật. Để tránh tình trạng này, bố mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ 3 bữa chính và chuẩn bị kèm bữa xế gọn nhẹ, tiện dụng, đủ dinh dưỡng và hấp dẫn. Một gợi ý hay là chuẩn bị cho con 1-2 chiếc bánh Custas mỗi ngày.

Bí quyết dinh dưỡng giúp trẻ thông minh

16:05 |
Cho trẻ ăn quá nhiều đạm, quên bổ sung nước, sử dụng ít dầu mỡ trong thức ăn… là những thói quen dinh dưỡng sai lầm mà các gia đình cần khắc phục để giúp trẻ phát triển trẻ tốt hơn.
Trẻ dưới 6 tuổi có thể ăn 4 - 6 quả trứng/tuần

Các mẹ cần chú ý bổ sung đủ dầu/mỡ trong khẩu phần ăn cho trẻ hàng ngày


Mong mỏi mãi mới có được nàng công chúa nên chị Nguyễn Thu Trang, phố Tam Chinh, Hà Nội, hết lòng chăm sóc bé Thục Anh. Khi con gái bước vào tuổi ăn dặm, chị Trang tham khảo cách chăm sóc dinh dưỡng cho bé từ mọi “kênh”: Qua internet, kinh nghiệm bạn bè, kết hợp với sự tư vấn của hai bên nội - ngoại... Ấy thế nhưng không hiều sao, công chúa nhỏ vẫn cứ còi, 2 tuổi mà bé nặng có 9 kg.

“Nhìn con gái mà em xót hết cả ruột. Nhưng cũng chẳng biết làm thế nào vì đã cố gắng hết mức, ai mách gì cũng mua, lúc nào cũng chăm chăm cho con ăn nhưng còi vẫn hoàn còi. Em cũng bé đi khám Viện Dinh dưỡng rồi, nhưng cháu vẫn lười ăn và chẳng chịu tăng cân. Em chỉ lo ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của con”,chị Trang chia sẻ.

Theo PGS.TS Lê Thị Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, hiện nay, chẳng cứ gì trẻ em ở vùng sâu, vùng xa bị suy dinh dưỡng mà tình trạng này xuất hiện khá nhiều trong các gia đình khá gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.Trường hợp bị suy dinh dưỡng như bé Thục Anh nhà chị Trang là một ví dụ nhỏ mà nguyên nhân phần lớn do các gia đình mắc một số sai lầm trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.


“Nhiều gia đình vẫn sử dụng thực phẩm giàu đạm không đúng cách: Chỉ cho trẻ ăn dưới dạng nước xương hầm, nước thịt (ít hoặc không dùng cái, sợ trẻ hóc)… Nhiều bà mẹ không chú ý sử dụng nguồn chất đạm khác như trứng do sợ trẻ đầy bụng hoặc hạn chế cho trẻ ăn tôm, cua do sợ trẻ ho, ỉa chảy. Nhiều gia đình cũng không biết dùng các loại đậu đỗ, lạc, vừng là nguồn đạm thực vật để thay đổi thực đơn cho trẻ…”, PGS.TS Bạch Mai cho hay.

Đơn cử, trứng là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho việc hình thành não bộ của trẻ trong những năm đầu đời. Trong trứng có đủ các thành phần dinh dưỡng: Chất đạm, chất béo, canxi, sắt, kẽm, các vitamin B12, vitamin D, các acid béo no… Với trẻ độ tuổi ăn dặm từ 6 - 7 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà; trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà; trẻ dưới 6 tuổi thì có thể ăn 4 - 6 quả trứng/tuần.

Theo PGS. TS Bạch Mai, các cha mẹ cũng cần thay đổi thái độ “thờ ơ” với dầu/mỡ khi nấu ăn, cho rằng dầu mỡ khó tiêu hóa, dễ khiến trẻ tiêu chảy. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định chất béo (gồm dầu, mỡ) thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính, giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực, giữ vai trò quan trọng đối với việc hình thành hệ thần kinh trung ương của trẻ.

Với trẻ dưới 1 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp phải trên 40%, với trẻ 1-2 tuổi năng lượng do chất béo cung cấp khoảng dưới 40%tổng năng lượng khẩu phần. Các thiếu hụt về chất béo trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh.

“Đối với trẻ em, khẩu phần dinh dưỡng cần đảm bảo đủ chất béo căn cứ trên tình trạng sức khỏe cụ thể. Như với trẻ dưới 2 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp phải đạt khoảng 40% tổng năng lượng khẩu phần, cũng tức là trung bình các mẹ cần cho từ 6 - 8 ml dầu/mỡ trong bát bột (200 ml). Trong đó, cần cân đối 2/3 số chất béo là thực vật, 1/3 là động vật”, PGS.TS Lê Thị Bạch Mai khuyến cáo.

Chú trọng chăm sóc 1.000 ngày vàng của con trẻ


Chuyên gia dinh dưỡng cũng chia sẻ các bà mẹ nên chú ý hơn trong việc cho trẻ uống nước. Đôi khi trẻ khát trong khi ăn, nếu cho uống một lượng nước nhỏ, trẻ sẽ hết khát và ăn được nhiều hơn.

Với trẻ không được bú sữa mẹ cần được chăm sóc đặc biệt hơn. Những trẻ này khi đạt được 6 - 24 tháng, cần khoảng 2 - 3 cốc nước một ngày (250 ml/cốc), khi thời tiết nóng là 4 - 6 cốc nước/ngày. Lượng nước này có thể tính cả lượng cháo hay súp, nhưng trẻ cũng cần được cho uống nước vài lần trong ngày để đảm bảo trẻ không bị khát.

Để giúp trẻ triển mạnh khỏe, BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng, còn lưu ý, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được “tặc lưỡi” cho rằng “lớn lên sẽ “nuôi dưỡng/chăm sóc bù”.

Thực tế khoa học đã chứng minh suy dinh dưỡng đầu đời có thể dẫn đến những tổn thương không phục hồi được đối với sự phát triển của não, hệ miễn dịch và tăng trưởng thể lực. Trẻ có não kém phát triển những năm đầu đời sẽ có nguy cơ về các bệnh của hệ thần kinh sau này: Học tập kém, bỏ học sớm hơn, kỹ năng làm việc kém...

Đặc biệt, giai đoạn 1.000 ngày đầu đời chính là cửa sổ cơ hội để phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng như: Thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa, các bệnh tim mạch, huyết áp, loãng xương. Vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ khi còn trong vào thai đến khi trẻ được 2 tuổi là rất quan trọng, sẽ quyết định đến chiều cao, cân nặng, bệnh tật và bộ não khi trẻ trưởng thành.

“Nếu giai đoạn 1.000 ngày vàng không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì dù chúng ta có nỗ lực đến đâu cũng không thể bù đắp được cho trẻ sau này vì hầu như mọi chuyện đã được “an bài”. Bởi vậy, việc hỗ trợ dinh dưỡng ở giai đoạn này cần đạt kết quả tối ưu so với bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời của trẻ”, BS Tiến nhấn mạnh.

Bố mẹ cần làm gì để con thông minh?

16:38 |

Không ít phụ huynh nghĩ rằng khả năng thông minh của con chỉ hình thành và phát triển khi con biết đọc chữ, làm toán, được thể hiện qua các điểm 9, điểm 10. Tuy nhiên, “giai đoạn vàng” cho sự phát triển trí não của con bắt đầu từ sớm hơn thế rất nhiều.

Tại sao con hay hỏi “tại sao”?


Trong 6 năm đầu đời, đặc biệt từ 2 - 3 tuổi, trẻ thường rất hiếu động và vô cùng tò mò về thế giới xung quanh. Những câu hỏi tại sao về muôn vàn chủ đề bắt đầu được hình thành và trở thành câu cửa miệng yêu thích của trẻ. Nếu nghĩ đó chỉ là những câu hỏi linh tinh mà không để ý đến thì có thể, bạn đang bỏ qua cơ hội vàng để phát hiện tiềm năng và phát triển trí thông minh cho con.


Hãy kiên nhẫn lắng nghe những câu hỏi “vì sao” của con trẻ, bởi đó là dấu hiệu để cha mẹ có thể nắm bắt được tiềm năng của trẻ.

Trong hầu hết các báo cáo về sự phát triển của trẻ, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đều cho rằng, 6 năm đầu đời có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của trẻ. Ở giai đoạn này, các tế bào não của trẻ phát triển rất mạnh mẽ và có độ năng động đạt đến mức não một sinh viên đại học cũng phải chào thua! Chính vì thế, giai đoạn này được nhiều nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng vinh danh là “giai đoạn vàng” để phát triển trí tuệ cho trẻ.


Các tế bào não của trẻ phát triển mạnh mẽ trong 6 năm đầu đời.

Đây là giai đoạn mà mạng lưới tế bào não liên kết vô cùng chặt chẽ, quyết định đến khả năng tương tác và tư duy của trẻ. Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, trẻ bắt đầu thích sờ các vật dụng để cảm nhận thế giới xung quanh. Lên 1 tuổi, trẻ sẽ bắt chước các hành động của người thân, đến 2 tuổi có khả năng suy nghĩ độc lập, không ngừng tìm kiếm câu trả lời cho các thắc mắc của mình khi lên 3 và hình thành óc sáng tạo vào năm 4 tuổi. Nếu được định hướng sớm, trẻ sẽ có cơ hội phát triển trí thông minh và các kỹ năng một cách tối ưu.

2 bài học đầu tiên khi nuôi dạy con: phương pháp khoa học và dinh dưỡng hợp lí


Sự tác động của cha mẹ ở những năm đầu đời có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển, khả năng học hỏi và tư duy cảm xúc của con. Vì thế, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp ích cha mẹ rất nhiều trong việc nuôi dạy trẻ thông minh trong “giai đoạn vàng”. Đầu tiên, bạn cần nhớ rằng, chỉ số IQ và khả năng thông minh của trẻ chỉ phụ thuộc 20% vào yếu tố di truyền, 80% còn lại ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, trong đó có giáo dục.




“Rối tay đối thoại” là phương pháp mà chị Hồ Điệp – mẹ Đỗ Nhật Nam sử dụng để phát triển khả năng ngôn ngữ của con.

Phương pháp nuôi dạy con khoa học là yếu tố đầu tiên mà cha mẹ cần quan tâm. Bạn cần kiên nhẫn bên con, trở thành người bạn đồng hành của con nhằm giúp con phát triển tối ưu tiềm năng của mình. Đỗ Nhật Nam (đạt IELTS 8.0 khi mới học lớp 5 cùng vô số thành tích ngoại ngữ ấn tượng) có được khả năng ngôn ngữ vượt trội nhờ mẹ đã áp dụng những phương pháp giáo dục đúng đắn trong những năm đầu đời. Một trong những phương pháp chị Hồ Điệp – mẹ của Nam – áp dụng chính là chơi trò bột nặn cùng con.

Theo nghiên cứu, trò chơi bột nặn rất tốt kích thích vận động tinh ở trẻ, giúp con kiềm chế khả năng nóng giận và tăng cường trí tưởng tượng. Từ khi Nam được 6 tháng tuổi, chị Điệp đã bắt đầu cho Nam chơi nặn hình. Chị hướng dẫn Nam nặn bột thành tên của mình nhằm hướng con thể hiện cái tôi và hiểu về bản thân. Khi Nam biết số thì chị cùng Nam nặn những con số, dấu bằng, dấu lớn hơn, dấu nhỏ hơn…


Bên cạnh mỗi con số, chị để đồ vật có số lượng đúng với con số đó, hoặc đặt dấu giữa các con số để dạy Nam hiểu được sự tương quan giữa con số cùng số lượng và sự so sánh giá trị. Tuy nhiên, thay vì mua thì chị tự làm bột nặn cho con, cùng với sự tham gia của Nam. Các tương tác cùng con trong quá trình chế biến bột nặn, như đặt câu hỏi xoay quanh bột nặn, pha màu cho bột nặn, nhồi bột… sẽ giúp con tập khả năng tư duy, rèn tính kiên nhẫn, học cách pha màu và tăng kỹ năng xã hội.

Bên cạnh đó, với trò rối tay đối thoại, Nam được mẹ kể cho nghe những câu chuyện bằng những chú rối tay. Trong câu chuyện, chị liệt kê những đặc điểm, màu sắc, hình dáng… của nhân vật, chẳng hạn như bạn thỏ màu hồng, có tai dài, chạy rất nhanh… để con có hiểu biết về thế giới xung quanh và có vốn từ tốt hơn.


Đỗ Nhật Nam được phát triển tài năng tối đa nhờ phương pháp nuôi dạy hiệu quả của bố mẹ và chế độ dinh dưỡng khoa học.

Bên cạnh phương pháp dạy con, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) còn cho rằng, thiếu hụt dinh dưỡng sẽ dẫn đến sự trì trệ trong phát triển nhận thức và tư duy ở trẻ. Trẻ cần chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối để phát triển toàn diện, trong đó có phát triển trí não. Cha mẹ nên phối hợp trên 20 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày, đủ 4 nhóm: nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm chất béo, vitamin và khoáng chất.

Khi trẻ còn nhỏ, sữa mẹ là nguồn cung cấp chất béo chủ yếu cho não bộ trẻ - nơi có đến 60% cấu trúc là chất béo. Khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm, các thực phẩm như đậu nành, thịt, cá, trứng... là nguồn bổ sung dưỡng chất rất tốt. Ngoài ra, bạn có thể thêm vào khẩu phần của trẻ những loại sữa giàu dưỡng chất có lợi cho trí não, như DHA, ALA, ARA, Lutein, Cholin, Taurin… nếu sữa mẹ không đủ hay nếu bạn quá bận rộn.


“Giai đoạn vàng” là thời điểm quan trọng để phát triển trí thông minh của trẻ, cha mẹ cần cẩn trọng trong việc lựa chọn phương pháp và chế độ dinh dưỡng cho con. Nếu làm được điều này, hành trình nuôi dạy con của bạn và tương lai của trẻ sẽ rộng mở, tươi sáng hơn rất nhiều.

Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?

15:39 |
Khi nào cho bé ăn dặm? Là một câu hỏi được khá nhiều ông bố bà mẹ đặt ra trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con.

Thời xưa, vì điều kiện còn khó khăn nên các bà, các mẹ đã cho con ăn dặm từ tháng thứ 2, tháng thứ 3. Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại hơn, với nhiều nguồn thông tin khác nhau, các bà mẹ đã biết được rằng không nên cho con ăn dặm quá sớm. Tuy nhiên, với tâm lý sợ con đói, cảm giác như con đang đòi ăn,... Nên không ít bà mẹ đã cho con ăn dặm từ tháng thứ 3. Vậy khi nào cho bé bắt đầu ăn dặm?



Có nên cho con ăn dặm sớm không? Tại sao?
Câu trả lời: Không nên. Bởi các lý do:


- Bé cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

- Dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt, dạ dày chưa đầy đủ enzym khiến bé không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn, gây nên việc bé bị đầy bụng.

- Bé ăn dặm quá sớm có thể bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì bởi: Khi bé ăn dặm, đưa tinh bột vào cơ thể sẽ khiến bé no, bỏ bú mẹ, mà trong đồ ăn dặm không thể đầy đủ chất dinh dưỡng như sữa mẹ, điều này khiến bé bị suy dinh dưỡng. Hoặc cho bé ăn dặm quá sớm, bé chưa đủ nhận thức để từ chối thức ăn do mẹ đút, mẹ lại với tâm lý con ăn càng nhiều càng tốt, đồ ăn dặm chứa nhiều tinh bột, dẫn đến bé bị béo phì.

Thời điểm nào thích hợp cho con ăn dặm?


Khi bé được 5 tháng tuổi mẹ có thể cho con bắt đầu làm quen với một số loại thức ăn đơn giản với số lượng ít để con tập làm quen.

6 tháng tuổi là giai đoạn phù hợp nhất cho bé ăn dặm. Đây là thời điểm bé cần nhiều năng lượng hơn, do bé sử dụng khá nhiều năng lượng cho việc vận động như bò, ngồi,... Đây cũng là thời điểm thích hợp để bé tập nhai, đồng thời hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng cho việc nhận, tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn.

Những lưu ý khi cho con ăn dặm.


- Khi con mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho con ăn với một lượng nhỏ để con làm quen với mùi vị của thức ăn cũng như thử phản ứng của cơ thể con với loại thức ăn đó.
- Sau khi con ăn dặm được một thời gian, mẹ tăng dần lượng đồ ăn của con lên, lưu ý không tăng đột ngột khiến dạ dày cũng như bộ máy tiêu hóa của con phải làm việc thay đổi đột ngột.
- Cho con ăn theo nhu cầu, không ép con ăn quá nhiều, quá no.
- Không cho con bắt đầu ăn dặm quá muộn, vì khi đó con đã quen với vị của sữa mẹ, con sẽ không muốn làm quen với vị của loại thức ăn khác ngoài sữa.

Việc lựa chọn thời điểm phù hợp cho con ăn dặm khá quan trọng, bởi nếu cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều không có lợi cho con, vất vả cho bố mẹ. Tuy nhiên, mẹ hãy quan sát con cũng như cơ thể của con để áp dụng thời gian ăn dặm của con một cách linh hoạt. Ngoài ra, vì với trẻ dưới 12 tháng tuổi, sữa vẫn là thức ăn chỉnh, vì vậy, mẹ không nên ép con ăn nhiều nếu con không muốn. Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn mới mẻ và cũng nhiều thử thách. Các mẹ hãy chia sẻ về giai đoạn ăn dặm của con mình đã, đang trải qua như thế nào nhé!

Rau Mầm: Nên Và Không Nên

15:01 |
Vài năm trở lại đây, cùng với việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm với rau xanh, rau mầm dần trở thành món ăn quen thuộc trong các bữa ăn của nhiều gia đình. Các bà nội trợ lựa chọn nó như một giải pháp thay thế rau xanh, dùng nấu canh, xào, làm gỏi trộn sa lát thậm chí là tin dùng để làm thức ăn cho trẻ nhỏ.

Vậy rau mầm thực chất là gì? Dùng rau mầm có thật sự tốt không?


Rau mầm là gì?

TS Phan Quốc Kinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thực phẩm chức năng, người có nhiều năm nghiên cứu về công nghệ trồng rau mầm cho biết, rau mầm là loại trồng bằng các loại hạt giống phổ biến như: Củ cải, cải bẹ xanh, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, cải ngọt, rau muống, cỏ linh lăng, vừng đen, rau dền.. (theo GD&XH). Rau mầm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn so với rau trưởng thành. Tổng hợp từ suckhoedoisong, cứ 50g rau mầm sẽ cho giá trị dinh dưỡng tương đương 200g rau thường.

Trong rau mầm rất giàu các loại vitamin thiết yếu (vitamin B, C, E..), amino axit và chất xơ với hàm lượng cao. Lượng vitamin dồi dào trong rau mầm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng cường sinh lực. Vitamin E còn giúp giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn, làm chậm quá trình lão hoá. Nhờ giàu chất xơ, rau mầm giúp người dùng dễ tiêu hoá và hấp thụ các chất phức tạp. Một số tài liệu còn cho rằng rau mầm là loại thực phẩm thích hợp cho trong việc áp dụng chế độ ăn kiêng và giúp ngăn chặn các nguy cơ ung thư.

Về mặt khẩu vị, tùy thuộc vào loại hạt giống mà rau mầm có các vị khác nhau. Đa phần rau mầm có vị ngọt, thanh (mầm rau muống, mầm hướng dương, mầm đậu hà lan, rau mầm đỗ tương, mầm đậu xanh, rau mầm cải ngọt..) nhưng cũng có rau có vị hơi hăng, nồng (các loại mầm của họ cải: Cải củ, cải đỏ..). Rau mầm có thể chế biến thành các món ăn đa dạng như canh, súp, gỏi, salad.. rất ngon miệng.

Giàu dinh dưỡng như vậy, ăn rau mầm có gì không tốt không?


Rau mầm rất tốt nhưng nó cũng vẫn tồn tại nhưng mặt trái mà nếu người dùng không để ý có thể dẫn đến các hiện tượng ngộ độc.

Đầu tiên, nguy cơ ngộ độc rau mầm có thể do chính đặc tính sinh học của loại hạt giống tạo nên rau mầm đó. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các loại rau mầm họ đậu giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng một số đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của những loại này. (Theo suckhoedoisong)

Trong cách trồng rau mầm, nếu để ý sẽ thấy môi trường trồng rau mầm thường là môi trường ấm, và chính môi trường này sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn có hại phát triển. Nếu chăm sóc và thu hoạch không đúng cách rau có thể sẽ bị nhiễm các vi khuẩn này. Thông thường để trồng rau mầm, người trồng dùng giá thể hữu cơ được bán sẵn trên thị trường. Nhưng giá thể này giá thành cao, chỉ hộ gia đình mua về dùng tự trồng tại nhà, còn các đơn vị sản xuất trồng đại trà hay sử dụng giá thể được làm từ các loại xơ dừa, lõi ngô, các loại rơm rạ cắt nhỏ.. hoặc giá thể từ đất cát. Các giá thể này nếu không được tiệt trùng sẽ chưa nhiều vi khuẩn có hại ảnh hưởng tới chất lượng rau.

Rau mầm trồng từ hạt giống và để rau đảm bảo thì trước hết hạt giống cũng cần đảm bảo. Thông thường rau mầm từ lúc bắt đầu trồng đến khi thu hoạch chỉ khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Trong khi đó các hạt giống để bảo quản được lâu tránh côn trùng nhà sản xuất thường bổ sung thêm các chất bảo vệ thực vật. Trong khoảng thời gian 10 ngày, lại do trồng trong các chậu kín ít thoát nước, nên các dư chất hóa học có thể chưa mất đi hẳn mà vẫn tồn lại trong rau mầm. Nếu ăn có thể gây ngộ độc nhất là ăn sống.

Cách chọn và sử dụng rau mầm đảm bảo an toàn.


Danh sách các loại mầm ko nên ăn:

- Mầm cây sắn
- Mầm khoai tây, khoai lang
- Mầm của các loại dưa dây
- Đậu ván già
- Mầm măng

- Đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim (cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của những loại này )

Chỉ nên sử dụng các loại rau mầm đã được sử dụng phổ biến và nghiên cứu chứng minh là ăn được như :

- Rau mầm họ cải : Củ cải trắng, cải đỏ, mầm rau cải ngọt, mầm cải thìa, mầm súp lơ...
- Mầm lạc, mầm vừng
- Mầm đậu tương, mầm đậu xanh, mầm đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu Hà Lan...
- Mầm rau muống, mầm rau dền
- Mầm hướng dương
- Mầm mướp đắng ....
- Suiforaphan có trong mầm súp lơ và mướp đắng có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư
- Acid gama aminobutyric có trong mầm đậu tương - chất ảnh hưởng đến dẫn truyền, điều hòa các nơ-ron thần kinh hạn chế nguy cơ đột quỵ ở người già
- Estradiol có trong mầm rau cải, rau muống tác dụng hạn chế quá trình lão hóa ở phụ nữ…


Rau mầm tuy tốt nhưng không nên ăn quá nhiều mà vẫn cần thay thế, xen kẽ với các loại rau trưởng thành khác. Khi chế biến nên ăn chín vì qua quá trình đun nấu bằng nhiệt cũng có thể làm mất đi các chất hóa học hay vi khuẩn gây hại còn lại trên rau.

Để chọn mua rau mầm bạn nên chọn loại rau mầm tươi, không héo úa, dập nát, tốt nhất nên chọn mua tại các cơ sở bán hàng thực phẩm uy tín, có nhãn mác, ngày cắt hái rõ ràng. Rau mầm khi đã mua nên sử dụng ngay, nếu để bảo quản thì không quá 2 ngày và bảo quản tốt trong ngăn mát tủ lạnh. Khi lấy ra dùng nên rửa dưới vòi nước chảy và ngâm nước muối lãng khoảng 10-15 phút.

Nếu bạn có điều kiện có thể tham khảo cách tự trồng rau mầm tại nhà. Cách này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức của bạn nhưng sẽ đảm bảo bạn có rau sạch để ăn (nếu bạn mua giống sạch và nuôi trồng đúng cách).

Tổng hợp những món ăn dặm để trẻ thông minh

14:03 |
Cho bé ăn dặm thực chất là bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho bé từ các thức ăn ngoài sữa mẹ. Nó quyết định rất lớn tới sự phát triển cả thề thể chất và trí tuệ của bé sau này. Vậy cho bé ăn dặm thế nào là đúng cách để bé thông minh “vượt trội” hơn cả mong đợi?


7 sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ khiến trẻ bướng bỉnh hơn
Trẻ thông minh đến mức nào nếu được ngủ đủ giấc mỗi ngày?
Cách phòng bệnh vào mùa đông cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các mẹ cùng tham khảo những món ăn dặm giúp kích thích sự phát triển trí não cho bé để nấu cho con yêu nhé! 

1. Cháo cá hồi bí đỏ





Nguyên liệu gồm có:

– Gạo tẻ: 50g
– Gạo nếp: 1 nắm nhỏ
- Bí đỏ 300g
– Cá hồi tươi: 2 lát (500g)
– Gia vị: muối, tiêu, hành khô
– Rau mùi, hành lá

Cách chế biến:

Cá hồi mua về làm sạch và để khi nấu cháo không bị tanh bạn cho cá vào đun sôi với một chút nước. Bạn luộc cá chín và vớt ra tách riêng phần thịt và phần xương.
+ Phần xương cá bạn tiếp tục ninh để lấy nước dùng
+ Phần thịt cá hồi bạn băm nhuyễn và cho phi thơm cùng với hành nêm gia vị vừa ăn.
Gạo tẻ và gạo nếp bạn cho vào nồi nước dùng nấu nhừ, sau khi cháo chín bạn bắc ra ngoài và cho cá hồi đã phi thơm vào đảo đều.
Rau mùi và hành lá thái nhỏ sau đó cho vào bát cháo đã múc riêng cho bé, không nên cho hết vào nồi luôn một lúc nhé.
Như vậy là bạn đã hoàn thành món cháo cá hồi ăn dặm cho bé thơm ngon và bổ dưỡng rồi.

2. Cháo thị bò bí đỏ

chao-2
Nguyên liệu:

Gạo ngon, bí đỏ, thịt bò, phô mai, gia vị.


Các bước thực hiện: 

1. Thịt bò thái mỏng, ướp gia vị (ko khuyến khích các mẹ nêm mắm muối cho bé dưới 1 tuổi các mẹ nhé)
2. Tỏi băm nhỏ, phi thơm rồi xào cùng thịt bò.
3. Băm nhuyễn hỗn hợp vừa nấu chín.
4. Bí đỏ luộc chín, dùng thìa tán nhỏ.
5. Đổ nước luộc bí ra 1 bát con, cho phomai vào rồi tán nhỏ.
6. Bắc nồi cháo trắng lên, cho thịt bò băm, bí đỏ và phomai vào ngoáy cùng.
7. Nêm nếm cho vừa miệng trước khi bắc ra.

3. Cháo trứng gà đậu hà lan

chao-3
Nguyên liệu: 

Đậu hà lan: 100g
Trứng gà: 1 quả
Gạo: 50g

Các bước thực hiện:

Trứng gà tách lấy ½ lòng đỏ. Đánh tan lòng đỏ vào với cháo rồi quấy đều trên bếp cho chín. Khi cháo chín, cho phần đậu hà lan đã được hấp chín mềm và xay nhuyễn vào. Quấy đều tay khoảng 3 phút rồi nêm ½ thìa café nước mắm trẻ em, sau đó nêm 1 thìa café dầu ăn trẻ em, tắt bếp, quấy đều, đổ ra bát cho bé ăn lúc còn ấm nóng.

4. Chuối nghiền

chao-4

Mẹ có thể dùng máy xay xay đến khi chuối mịn. Chuối khi được xay sẽ chuyển màu tím hay nâu nhạt là bình thường, bạn đừng nên lo lắng. Thêm nước nếu thấy cần để đạt được hỗn hợp lỏng đặc như mong muốn. Tốt nhất, bạn nên cho thêm sữa mẹ, sữa công thức mà bé đang uống thay vì nước lọc.
Trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho hỗn hợp này đặc lại hoặc chỉ dầm chuối chứ không phải xay nữa để tập bé cách nuốt thức ăn thô.

Vài gợi ý để pha trộn tạo hương vị khác với chuối nghiền

Chuối nghiền bản thân nó đã rất ngon, ngọt nhưng sẽ càng hấp dẫn hơn nhiều khi mẹ trộn hỗn hỗn hợp này với các loại trái cây hoặc các loại thực phẩm lành tính dành cho bé. Hãy thử trộn chuối đã được xay nhuyễn với: thanh long, lê, xoài, dâu, đu đủ, táo, bột yến mạch, sữa chua…để tạo được món ăn thơm ngon hấp dẫn cho bé nhé.

5. Cháo súp lơ

chao-5

Nguyên liệu:

- Gạo tẻ: 3 nắm nhỏ
- Gạo nếp: 1 nắm nhỏ
- Thịt bò: 50 gr
- Hoa lơ xanh (Bông cải xanh): 50 gr - Dầu ăn ô liu
- Mắm ngon

Các bước thực hiện

Bước 1: Gạo tẻ trộn với gạo nếp, vo sạch cho vào nồi ninh nhỏ lửa. (Nếu thường xuyên nấu bột cho bé mẹ nên nấu một nồi cháo trắng cho bé ăn trong ngày như vậy mẹ sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian). Xúc một bát cháo trắng vừa đủ lượng ăn cho bé.
Bước 2: Trong lúc đợi cháo chín, thịt bò rửa sạch, thái mỏng, băm nhỏ rồi viên thành từng viên.
Bước 3: Hoa lơ (Bông cải xanh) rửa sạch, ngâm nước muối loãng.
Bước 4: Phi thơm chút dầu ăn với hành khô băm nhỏ, cho viên thịt bò vào xào, nêm 1 thìa canh mắm. Tắt bếp cho thịt bò vào máy xanh cùng lượng cháo và hoa lơ vừa đủ với chút xíu nước. Xay nhuyễn
Bước 5: Đổ ra nồi nhỏ đun khoảng 1-2 phút, tắt bếp đổ bột ra đĩa, nêm 1 thìa canh dầu ô liu hoặc dầu cá hồi. Như vậy là mẹ đã có món bột dặm hoa lơ thịt bò cho bé yêu rồi nhé.
Mẹ tự tay chuẩn bị món ăn rồi đút cho bé, thấy bé háu ăn mẹ lại có thêm động lực mày mò chế biến món ăn cho bé. Bông cải xanh và thịt bò đều là những thực phẩm rất tốt cho bé trong những năm đầu đời, mẹ không nên bỏ qua 2 thực phẩm này.

Tổng hợp internet

Người ta ngâm mọi thứ để bồi bổ

15:10 |
Hình như dân gian có câu nói "ăn gì bổ nấy". Nhưng đã bao nhiêu đời nhiều người chẳng cần biết đến khoa học, có thể do thiếu thốn, suy dinh dưỡng quá lâu mà rất tin vào quan niệm thế chăng mà hành động rất thực tế.



Vài người vì tin thế nên sáng nào cũng làm bát óc lợn chần tái... nhiều năm rồi cứ thấy đau đầu, mụ mị đần độn ra mãi. Đến bệnh viện mới tá hỏa là nhiễm phải sán lợn có trong món khoái khẩu kia. Nhưng những người yếu sinh lí vẫn ăn rất nhiều ngẩu pín. Những người còn lại vẫn ăn mọi thứ vì không bổ ngang cũng bổ dọc, vì ngẫm ra là không có cái gì mà không có chút thức bổ trong đó, cho dù cũng chả giải thích được mối quan hệ tương ứng, chẳng hạn như ăn trứng thì bổ trứng à? Người làm gì có trứng? Và những con lợn con gà vẫn phải chết, những sinh vật quý hiếm ngày càng bị tiêu diệt.

Rồi người ta lại kháo nhau với niềm tin sâu sắc rằng từ sừng tê giác, mật gấu, cất hổ cho đến tiết rùa, sâu chít, ong đất, rễ cây bám trên vách đá nếu ngâm rượu uống sẽ cho người ta những khả năng giống như những thứ mà người ta đã bỏ vào rượu. Đến đây thì quan niệm đã phát triển lên một bậc mới: ăn uống sẽ cho họ thêm những khả năng mà họ không có chứ không còn là sự cố đưa vào người những giá trị bổ béo của thức ăn nữa. Tuy cũng có vài người bị đột quỵ vì trong quá như thế nhưng không hề làm giảm lòng tin của những người khác. Cũng bởi thế mà bây giờ là cái chết của những cánh rừng, biển cả, dòng sông, đồi núi bị xới tung lên, cạn kiệt.

Và rất lạ, như có một nỗi lo gì đó, từ đâu không biết, trong những bữa ăn, bữa uống như thế, nhiều người không mấy khi nghĩ hay bàn đến chuyện công việc tí nữa mình phải làm vì họ không tin vào kết quả những việc đang làm, mà hay quay ra bình phẩm với nhau về cuộc sống xã hội, rồi cảm thán với nhau rằng đã rất lâu rồi chẳng còn thấy những nhân vật anh hùng, những tấm gương thời đại những tinh thần quốc sĩ nữa... những điều đã khiến cho họ như hôm nay...

Phải làm sao đây để người người phải hiểu: Học gì? Thời đại ra sao và ai cũng phải được thấm đẫm, được bồi bổ bởi cái khí chất của người xưa... thì mới mong tinh thần khá lên được. Họ bàn với nhau xới lên những di cảo, những cổ vật, những dấu tích... in những cuốn sách, xây thêm những lăng đài tưởng niệm về các cổ nhân... Những công trình ấy ra đời, hàng ngày những dòng người viếng qua, Xuân Hạ Thu Đông... để bồi bổ cho mình một điều gì đấy, để có thể tin vào một điều gì đấy, không thế thì người ta sẽ chết mất.

Theo Chúng ta

Tập ăn dặm kiểu Pháp cho bé

11:23 |

Ăn dặm kiểu Pháp được áp dụng khi bé đủ 4-6 tháng tuổi. Những hướng dẫn cơ bản và lưu ý cho các mẹ khi cho con ăn dặm kiểu Pháp



1. Những chú ý quan trọng


* Sữa là thức ăn quan trọng nhất trong năm đầu tiên của bé.

* Tránh cho bé ăn muối. Có thể cho ăn đủ các loại glucides như: ngũ cốc, tinh bột nhưng không cho ăn hoặc cho thật ít đường.

* Khi bắt đầu giới thiệu đồ ăn cho bé, không nên thay đổi hàng ngày. Cho bé ăn vài ngày cùng 1 loại đồ ăn để quen vị sau đó mới giới thiệu loại mới.

* Khi mới bắt đầu bé chỉ có thể ăn 1 vài thìa. Lượng thức ăn tăng lên dần theo nhu cầu của bé.

* Phải nhớ cho bé uống Vitamin D (1200-2000 UI/ngày) và Flour (1/4mg/ngày)


2. Tập ăn ngũ cốc


Các loại ngũ côc và bột cho trẻ em KHÔNG CHỨA GLUTEN dành cho bé dưới 1 tuổi có thể bắt đầu cho ăn khi bé tròn 4 tháng.

Cho bé ăn ngũ cốc 1 lần/ngày, cho vào bình sữa cuối cùng trước khi bé đi ngủ để có thêm năng lượng dự trữ, bé sẽ không phải dậy để ăn đêm nữa, mẹ cũng được ngủ cả đêm.

Ban đầu cho 2 thìa cà phê bột ngũ cốc ăn liền (lấy dao để gạt ngang lượng bột dư trên thìa, không lấy thìa đầy có ngọn) vào bình sữa cuối. Lượng này có thể tăng lên theo quy tắc : 1 thìa cà phê gạt/ngày/tháng tuổi của bé nhưng KHÔNG QUÁ 9 THÌA. (Bác sĩ của Emilie dặn cho ăn ít thôi, nếu cho ăn theo quy tắc này bé dễ bị béo phì lắm).




3. Tập ăn rau củ


Không cần phải vội vàng bắt bé ăn rau. Tốt nhất là đợi đến khi bé được 5 hay 6 tháng.

Có thể cho rau nghiền vào sữa hoặc cho bé ăn bằng thìa tùy theo bé thích kiểu nào hơn.

Ngày đầu tiên: cho bé ăn từ 1-3 thìa cà phê rau. Sau đó tăng dần lên. Đến tuần thứ 3 hoặc thứ 4: cho bé ăn nguyên 1 hộp/hũ (khoảng 100-130g) (chắc mấy bé tây mới ăn nổi chứ bạn Emilie nhà mình giờ gần 7 tháng rồi vẫn chỉ vài thìa thôi).

Rau củ phải hấp chín hoặc nấu chín mềm, nghiền mịn. Lúc đầu cho bé ăn từng loại rau, củ riêng để cho bé phân biệt mùi vị và xem bé có bị dị ứng với loại nào không. Sau 6 tháng có thể trộn các loại rau với nhau cho bé ăn.

Có thể cho bé ăn rau làm sẵn trong hộp đồ ăn cho bé, rau đông lạnh hoặc làm rau tươi.


* Đồ ăn sẵn đóng hộp cho bé:


Đồ ăn hộp có chất lượng tốt, đa dạng, nhiều kích cỡ để dễ sử dụng. Nó đảm bảo có các Vitamin và không có nitrat. Tuy nhiên nếu cho ăn thường xuyên, bé sẽ có nguy cơ từ chối các loại rau tươi.

Có thể bảo quản được 24h trong tủ lạnh sau khi mở hộp lần đầu (đóng nắp chặt lại).

Loại hộp cho bé trước 6 tháng: đồ ăn được xay nhuyễn mịn

Loại hộp cho bé sau 6 tháng: Đồ ăn thô hơn, có thể có miếng/vụn nhỏ lẫn bên trong.

* Rau tươi:


Khái niệm “tươi” được nói đến ở đây dựa trên lượng Vitamin C. Rau quả mới hái có lượng Vitamin C cao nhất. Vitamin C mất dần đi trong quá trình bảo quản.

Các loại rau có thể cho bé ăn: đậu Pháp (haricot vert) (giống đậu đũa nhưng ngắn khoảng 10-15cm), cà chua (bỏ vỏ, bỏ hạt), rau mùi tây (persil), xà lách, nấm, cà tím, củ cải tím, endives, atisô, cà rốt, súp lơ, súp lơ xanh, bí ngòi (bỏ vỏ và hạt), boa rô (chỉ lấy phần trắng), bí ngô. Hạt đậu Hà Lan cho ăn hạn chế, xay thật mịn.

Không cho ăn cải Bruxelle (đắng lắm) và các loại rau sấy khô.

Tránh cho ăn rau bó xôi và boa rô khi bé mới bắt đầu tập ăn vì 2 loại này rất nhuận tràng, trừ trường hợp bé bị táo bón.

Không cho bé ăn khoai tây khi bé chưa tròn 5 tháng (trừ trường hợp dùng thật ít để làm đặc súp).

Tránh cho bé ăn cà rốt và rau bó xôi tươi trước khi bé tròn 6 tháng vì có lượng nitrat cao. Nên cho ăn đồ hộp.

* Rau đông lạnh:


Rau đông lạnh rất tốt cho mùa đông vì phương pháp này giữ được rất nhiều Vitamin C.



4. Tập ăn quả


15 ngày sau khi bé tập ăn rau, có thể cho bé ăn quả.

Quả hấp chín, nấu chín, nấu bằng lò vi sóng, nghiền mịn, không cho thêm đường.

Sau 6 tháng có thể cho bé ăn 1 ngày quả nấu chín, 1 ngày quả tươi.

Lúc đầu cho bé ăn các loại quả ít chua như: táo, lê, chuối hoặc trộn lẫn táo với lê, táo với chuối. Cho ăn quả vào bữa chiều (giữa bữa trưa và bữa tối).

Cho bé ăn hoa quả theo mùa.

Các loại cam, quýt, bưởi và Kiwi rất giàu Vitamin C nhưng kiwi rất dễ gây dị ứng.

Lê, táo, dâu tây, mơ,… chứa ít Vitamin C hơn. Chuối gây táo bón.

(Cái này cũng có nhiều mẹ hỏi, tớ đã nghiên cứu và theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày cha mẹ nên cho con ăn 1 quả chuối. Do trong chuối có chứa nhiều mangan và kali rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu bé ăn quá nhiều chuối có thể gây ra tình trạng tăng kali máu. Khi ấy, bé có thể gặp các triệu chứng bao gồm yếu cơ, tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều.
Đặc biệt, hàng ngày bé nhà bạn đã ăn rất nhiều các loại thực phẩm bổ sung vitamin khác mà còn ăn nhiều  chuối sẽ khiến dư thừa hàm lượng vitamin và khoáng chất quá cao. Điều này có thể gây khó khăn rất lớn cho quá trình tiêu hóa. Kết quả khiến bé bị đầy hơi và đau dạ dày.)

5. Tập ăn các sản phẩm từ sữa và phô mai


Nên dùng các sản phẩm từ sữa dành riêng cho bé, ít protein, giàu sắt, giàu các acid béo thiết yếu và Vitamin. Các sản phẩm này chỉ dùng bổ sung thêm chứ không thể thay thế cho Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bắt đầu từ khi bé tròn 5 tháng có thể cho ăn các sản phẩm này.

Sữa chua: từ ½-1 hũ/ngày

Petit suisse 30-35% chất béo, fromage blanc: 1 hũ/ngày khi bắt đầu cho ăn (dạng phô mai tươi dùng để ăn như sữa chua nhưng đặc hơn và béo hơn).



Cách quy đổi:

150ml sữa = 1 sữa chua

= 60g fromage blanc

= 30g phô mai

= 4 petit suisse 30g (30% chất béo)


6. Tập ăn thịt, cá, gan và gia cầm


Thịt là thiết yếu trong năm đầu tiên của bé. Tuân thủ các quy tắc như khi tập ăn rau củ.

Từ 6 tháng có thể cho bé ăn thịt (cẩn thận hơn thì bắt đầu cho ăn thịt 1,5 tháng sau khi tập ăn rau. Emilie 6,5 tháng bác sĩ mới bắt đầu cho ăn thịt)

Lượng ăn: Từ 6 tháng: 5g-15g/ngày (5g = 1 thìa cà phê thịt xay)

Sau 8 tháng: 10g-30g/ngày


* Thịt và gia cầm:


Thịt trắng và thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng như nhau.

Tránh cho bé ăn các loại thịt nhiều mỡ như: thịt heo, thịt cừu.

Có thể cho ăn: thịt bê, thịt cừu non, thịt bò, thịt ngựa, jambon trắng không béo.

Đối với thịt gia cầm (như gà, gà Nhật, gà tây,…) thì chỉ cho ăn phần thịt lườn (thịt trắng), và thịt thỏ.

Thường ở đây bắt đầu tập cho bé ăn thịt thì cho ăn thịt trắng trước như thịt gia cầm, thịt bê; khi quen rồi mới cho ăn thịt đỏ.

Chế biến: Thịt phải chín kĩ (luộc hoặc nướng không có dầu mỡ), băm nhỏ và xay mịn. Bé chưa ăn được thô thì phải lọc qua rây vì thịt xay xong vẫn còn sót nhiều mẩu thịt vụn, bé dễ hóc.


Cách quy đổi:


10g thịt = 2 thìa cà phê thịt tươi xay

1 thìa cà phê trong hũ thịt bán sẵn cho bé

Đối với jambon: 1 thìa súp = 10-15g

* Gan:


Các loại: gan bê, gan cừu, gan gia cầm, gan heo đều có thể cho bé ăn.

Chế biến: luộc nhanh, băm nhỏ hoặc nướng không có dầu mỡ.

* Cá:


Cá cũng có giá trị dinh dưỡng như thịt.

Cho bé ăn các loại cá ít béo như: merlan, cá thờn bơn (limande), cá hét(colin/lieu), morou, cá tráp (daurade), cá bơn lá mít (sole), cá hồi sông, cá moruy chấm đen (cabillaud),… (chịu, không dịch được em merlan, morou là em cá gì :p)

Các loại cá béo như: cá ngừ, cá hồi, sardines, hareng,… không được cho ăn trước 2 tuổi.

Mọi người cho ăn cá khá muộn, tầm 7-8 tháng mới bắt đầu cho bé tập ăn.

Chế biến: nấu nhanh. Có thể nấu chung với rau

Quy đổi: 50g cá = 50g thịt



TRONG 1 TUẦN có thể cho bé ăn:

2 lần thịt gia cầm – 1 lần gan – 1 lần cá – 1 lần jambon – 2 lần thịt

Trước 8 tuổi chỉ cho bé ăn 1 BỮA CÓ THỊT (hoặc CÁ/GAN/JAMBON)/ngày

Lượng cho ăn:

6 tháng: 3 thìa cà phê (15g)

Từ tháng thứ 8: 4 thìa cà phê

1 tuổi: 4-6 thìa cà phê


*Trứng (cả lòng trắng và lòng đỏ) không cho bé ăn trước 1 tuổi vì có thể bị dị ứng (chắc dân châu Á mình chả bị đâu ^^)


7. Tập ăn chất béo


Có thể cho 1 hạt bơ nhỏ vào rau hoặc cháo/súp (khoảng ½-1 thìa cà phê) sau 6 tháng.

Sử dụng trứng trong quá trình nuôi dưỡng con trẻ

10:28 |
Trong các loại thực phẩm, trứng là loại được con trẻ ưa thích nhất do các đặc tính: mềm, hương vị dễ chịu, dễ chế biến thành các món như rán, hấp, súp.

Mặt khác trứng là loại thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con trẻ. Tuy vậy, sử dụng trứng như thế nào trong quá trình nuôi dưỡng trẻ là vấn đề các bà mẹ hãy để tâm tới và lắng nghe tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng nhé.



1. Giá trị dinh dưỡng của trứng.


Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu ( tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng). Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, vitamin, khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm…thông thường một quả trứng gà ta nặng 40gram ( cả vỏ), một quả trứng vịt nặng 70gram ( cả vỏ).

Giá trị dinh dưỡng của trứng gà, vịt không khác nhau nhưng thành phần các chất dinh dưỡng ở trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, vitamin A ở trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có Vitamin D, là loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng đạm trong trứng gà cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn trứng vịt nên ít gây đầy bụng, khó tiêu. Mặt khác, gà thường đẻ trứng ở nơi cao ráo, vịt đẻ nơi ẩm thấp do vây trứng gà ít bị nhiễm bẩn hơn. Tóm lại, cho trẻ ăn trứng gà tốt hơn ăn trứng vịt.

2. Phương pháp cho trẻ ăn trứng.


· Tùy theo lứa tuổi ( tháng tuổi) của trẻ mà cho ăn số lượng khác nhau

- Trẻ 6-7 tháng tuổi: ăn ½ lòng đỏ trứng gà/ bữa.

ăn 2-3 bữa/tuần.

- Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/ bữa.

ăn 3-4 bữa/tuần

- Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 4-5 quả trứng/ tuần ( lưu ý: ăn cả lòng trắng)

- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: nếu bé thích ăn trứng có thể cho ăn 1 quả / ngày.


3. Cách chế biến trứng:


- Không nên cho trẻ ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, súp nóng mà nên luộc chín hoặc nấu chín đề phòng nhiễm khuẩn và đầy bụng vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn và trong lòng trắng trứng có chất Antibiotin gây đầy bụng ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Trứng gà rán, ốpla nếu dùng lửa to dễ khiến bên ngoài cháy, bên trong sống dẫn đến lòng trắng cháy sẽ khó hấp thu, tiêu hủy các vitamin B1, B2, lòng đỏ sống ( chưa được diệt khuẩn…).

- Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, trứng luộc (100%), trứng gà rán ( 81%), ốp la ( 85%), trứng chưng ( 87,5%).

- Chế biến trứng tùy theo lứa tuổi.

- Trẻ 6-12 tháng: có thể ăn bột trứng, trứng hấp.

- Trẻ 1-2 tuổi: ăn cháo trứng, trứng luộc vừa chín tới, trứng kho.

- Trẻ 2 tuổi trở lên: ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm

· Trong bữa ăn không nên chỉ cho trẻ ăn trứng, nên phối hợp với các loại thực phẩm khác sẽ giúp bé có cảm giác ăn ngon miệng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Theo Ths. Đỗ Hữu Hanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh

Những sai lầm khi ăn trứng có hại cho sức khỏe

15:24 |
Trứng là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên bạn cần ăn trứng đúng cách để tránh các nguy cơ gây bệnh cho cơ thể.




Dưới đây là những sai lầm khi ăn trứng mà nhiều người thường mắc phải, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây bệnh.

1. Ăn trứng sống


Nhiều người lầm tưởng trứng sống giàu dinh dưỡng hơn trứng chín, điều này hoàn toàn sai lầm. Không chỉ vậy, ăn trứng sống dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella enteriditis gây nên, có thể khiến bạn bị ngộ độc. Vi khuẩn này có thể gây nên tình trạng chuột rút bụng, tiêu chảy và sốt cao, thậm chí có khi kéo dài cả tuần.

Ngoài ra, các protein trong trứng gà sống có kết cấu hóa học rất chặt chẽ, cơ thể con người hầu như không thể hấp thụ. Các protein này có thể gây ức chế cho trung khi thần kinh và cản trở cơ thể tiết nước bọt, dịch vị dạ dày và dịch vị của ruột, khiến cho bạn ăn không ngon và tiêu hóa kém.

2. Rán trứng quá kỹ


Ngược lại với những người thích ăn trứng sống, một số người có quan niệm rán trứng thật kỹ để tránh vi khuẩn cho an toàn, thậm chí còn rán trứng đến mức cháy cạnh.



Trong lòng trắng trứng có các protein cao sẽ biến thành axit amin thấp. Loại axit amin này trong điều kiện nhiệt độ cao có thể hình thành chất hóa học có hại cho sức khỏe con người.

3. Luộc trứng chín quá


Trứng luộc chín kỹ sẽ không ngon miệng, ngoài ra còn khiến trên bề mặt lòng đỏ xuất hiện một lớp xanh xám do chất sắt tạo ra, khiến cho cơ thể khó hấp thụ.

4. Ăn trứng để qua đêm


Trứng luộc lòng đào mà để qua đêm thì các chất dinh dưỡng sẽ sản sinh ra vi khuẩn, rất dễ làm biến chất trứng. Nếu ăn phải trứng gà bị biến chất sẽ giảm giá trị dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

5. Ngâm trứng gà luộc vào nước lạnh


Trứng gà tươi có một lớp màng bảo vệ bên ngoài để ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập, khi luộc chín, lớp màng này sẽ mất đi. Lúc này, nếu bạn ngâm trứng luộc vào nước lạnh, nước và các vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào bên trong, khiến trứng nhanh hỏng.



6. Những người không nên ăn trứng


Dù trứng giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai ăn trứng cũng tốt. Những người sau không nên ăn trứng:

+ Trẻ con mới ốm dậy, đặc biệt là những bé bị sốt.

+ Những người bị mắc bệnh gan, tăng mỡ máu, tiền sử mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường.
+ Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng nên cẩn thận khi ăn trứng.

7. Ăn trứng bao nhiêu là đủ?


Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%.

Lượng trứng khuyến cáo nên dùng cho các đối tượng khác nhau cũng khác nhau, cụ thể như sau:

+ Người lớn: 3-4 quả/tuần
+ Phụ nữ có thai: Không nên ăn quá nhiều.
+ Trẻ 6-7 tháng: 1/2 lòng đỏ trứng gà/bữa, 2-3 lần/tuần.
+ Trẻ 8-12 tháng: 1 lòng đỏ/bữa, 3-4 lần/tuần.
+ Trẻ 1-2 tuổi: 3-4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.
+ Trẻ trên 2 tuổi: Nếu bé thích ăn trứng, có thể cho con ăn 1 quả trứng/ngày.

Nguồn Web trẻ thơ