Sử khác nhau giữa trừng phạt và kỷ luật
Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016
Khi chỉnh sửa hành vi của trẻ, có một sự khác biệt lớn giữa Trừng phạt và Kỷ luật. Trong khi Trừng phạt tập trung vào việc bắt trẻ phải chịu đựng khi mắc lỗi, thì Kỷ luật lại là cách dạy trẻ biết đưa ra lựa chọn tốt hơn vào lần sau.
Trừng phạt là hình thức can thiệp mang tính chất là phạt trẻ khi trẻ mắc lỗi. Sự trừng phạt thường bắt nguồn từ cảm xúc tức giận và tuyệt vọng của cha mẹ.
Trừng phạt thường khiến trẻ cảm thấy “Mình là người tồi”. Thông thường, cha mẹ hay trừng phạt cảm thấy tuyệt vọng trong việc duy trì sự kiểm soát và cố gắng chứng tỏ với trẻ rằng “Mẹ là người chịu trách nhiệm cho dù con có thích hay không”.
Những cha mẹ độc đoán thường có xu hướng trừng phạt trẻ. Trừng phạt, kiểu như đánh trẻ, có nghĩa là khiến trẻ chịu đựng đau đớn. Ví dụ khác về sự trừng phạt là vứt đồ chơi của trẻ khi khi trẻ không chịu dọn dẹp phòng.
Trừng phạt trẻ không dạy trẻ cách hành xử. Những trẻ bị đánh vì đánh người khác không học được cách giải quyết xung đột trong hòa bình. Thay vì vậy, trẻ cảm thấy bối rối không hiểu tại sao bạn được đánh trẻ trẻ mà trẻ thì lại không được đánh em.
Trừng phạt cũng dạy trẻ rằng trẻ không có khả năng kiểm soát bản thân. Trẻ hiểu rằng cha mẹ phải kiểm soát hành vi của trẻ bởi vì trẻ không có khả năng tự kiểm soát hành vi của mình.
Hình thức trừng phạt khắc nghiệt có thể khiến trẻ trút sự tức giận vào người khiến trẻ bị đau thay vì tập trung vào giải quyết vấn đề của trẻ. Bởi vậy, thay vì ngồi xuống và suy nghĩ về cách mà trẻ có thể làm tốt hơn vào lần sau, thì những trẻ bị phạt phải ngồi góc trong vòng nhiều giờ sẽ dành thời gian để nghĩ cách trả thù người phạt trẻ.
Kỷ luật tập trung vào việc dạy trẻ các kỹ năng mới, như cách quản lý hành vi của trẻ, giải quyết các vấn đề, và đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Kỷ luật tập trung vào việc dạy trẻ học hỏi từ những sai lầm của mình và giúp trẻ phát hiện ra những cách phù hợp với xã hội để giải quyết các cảm xúc của mình.
Các phương pháp kỷ luật bao gồm Cách ly. Mục tiêu của Cách ly là dạy trẻ biết tự lấy lại bình tĩnh khi buồn để về sau trẻ có thể dùng đến cách này trước khi ném đồ chơi.
Kỷ luật là mộc cách tiếp cận quyết đoán mà trẻ học được cách thay đổi hành vi của mình. Khi trẻ nhận hậu quả kèm theo hành vi của mình, các hậu quả đó cần rõ ràng và có thời điểm nhạy cảm. Ví dụ, trẻ có thể mất quyền sử dụng thiết bị điện tử trong một ngày nếu như trẻ không tắt tivi khi bạn yêu cầu.
Kỷ luật là chủ động phòng chứ không phải là phản ứng để chữa. Kỷ luật ngăn cản nhiều vấn đề về hành vi và đảm bảo trẻ sẽ học hỏi được từ những sai lầm của mình.
Nhiều phương pháp kỷ luật có những cách tiếp cận tích cự như Khen ngợi hay Hệ thống khen thưởng.
Những cách tích cực khuyến khích hành vi tốt để trẻ tiếp tục và khích lệ trẻ tuân theo các nguyên tắc.
Kỷ luật nuôi dưỡng các mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con cái. Và mối quan hệ tích cực này sẽ khiến trẻ giảm bớt cách hành vi gây sự chú ý và thúc đẩy trẻ hành xử tốt.
Khi áp dụng Kỷ luật, trẻ có xu hướng suy nghĩ rằng “Mình làm việc này chưa tốt” chứ không phải “Mình là người tồi”. Khi trẻ có khả năng tách riêng con người và hành động của mình, trẻ thường có xu hướng tin rằng trẻ có khả năng hành xử tốt hơn trong tương lai.
Trừng phạt là gì?
Trừng phạt là hình thức can thiệp mang tính chất là phạt trẻ khi trẻ mắc lỗi. Sự trừng phạt thường bắt nguồn từ cảm xúc tức giận và tuyệt vọng của cha mẹ.
Trừng phạt thường khiến trẻ cảm thấy “Mình là người tồi”. Thông thường, cha mẹ hay trừng phạt cảm thấy tuyệt vọng trong việc duy trì sự kiểm soát và cố gắng chứng tỏ với trẻ rằng “Mẹ là người chịu trách nhiệm cho dù con có thích hay không”.
Những cha mẹ độc đoán thường có xu hướng trừng phạt trẻ. Trừng phạt, kiểu như đánh trẻ, có nghĩa là khiến trẻ chịu đựng đau đớn. Ví dụ khác về sự trừng phạt là vứt đồ chơi của trẻ khi khi trẻ không chịu dọn dẹp phòng.
Các vấn đề khi Trừng phạt trẻ
Trừng phạt trẻ không dạy trẻ cách hành xử. Những trẻ bị đánh vì đánh người khác không học được cách giải quyết xung đột trong hòa bình. Thay vì vậy, trẻ cảm thấy bối rối không hiểu tại sao bạn được đánh trẻ trẻ mà trẻ thì lại không được đánh em.
Trừng phạt cũng dạy trẻ rằng trẻ không có khả năng kiểm soát bản thân. Trẻ hiểu rằng cha mẹ phải kiểm soát hành vi của trẻ bởi vì trẻ không có khả năng tự kiểm soát hành vi của mình.
Hình thức trừng phạt khắc nghiệt có thể khiến trẻ trút sự tức giận vào người khiến trẻ bị đau thay vì tập trung vào giải quyết vấn đề của trẻ. Bởi vậy, thay vì ngồi xuống và suy nghĩ về cách mà trẻ có thể làm tốt hơn vào lần sau, thì những trẻ bị phạt phải ngồi góc trong vòng nhiều giờ sẽ dành thời gian để nghĩ cách trả thù người phạt trẻ.
Kỷ luật là gì?
Kỷ luật tập trung vào việc dạy trẻ các kỹ năng mới, như cách quản lý hành vi của trẻ, giải quyết các vấn đề, và đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Kỷ luật tập trung vào việc dạy trẻ học hỏi từ những sai lầm của mình và giúp trẻ phát hiện ra những cách phù hợp với xã hội để giải quyết các cảm xúc của mình.
Các phương pháp kỷ luật bao gồm Cách ly. Mục tiêu của Cách ly là dạy trẻ biết tự lấy lại bình tĩnh khi buồn để về sau trẻ có thể dùng đến cách này trước khi ném đồ chơi.
Kỷ luật là mộc cách tiếp cận quyết đoán mà trẻ học được cách thay đổi hành vi của mình. Khi trẻ nhận hậu quả kèm theo hành vi của mình, các hậu quả đó cần rõ ràng và có thời điểm nhạy cảm. Ví dụ, trẻ có thể mất quyền sử dụng thiết bị điện tử trong một ngày nếu như trẻ không tắt tivi khi bạn yêu cầu.
Những lợi ích của Kỷ luật
Kỷ luật là chủ động phòng chứ không phải là phản ứng để chữa. Kỷ luật ngăn cản nhiều vấn đề về hành vi và đảm bảo trẻ sẽ học hỏi được từ những sai lầm của mình.
Nhiều phương pháp kỷ luật có những cách tiếp cận tích cự như Khen ngợi hay Hệ thống khen thưởng.
Những cách tích cực khuyến khích hành vi tốt để trẻ tiếp tục và khích lệ trẻ tuân theo các nguyên tắc.
Kỷ luật nuôi dưỡng các mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con cái. Và mối quan hệ tích cực này sẽ khiến trẻ giảm bớt cách hành vi gây sự chú ý và thúc đẩy trẻ hành xử tốt.
Khi áp dụng Kỷ luật, trẻ có xu hướng suy nghĩ rằng “Mình làm việc này chưa tốt” chứ không phải “Mình là người tồi”. Khi trẻ có khả năng tách riêng con người và hành động của mình, trẻ thường có xu hướng tin rằng trẻ có khả năng hành xử tốt hơn trong tương lai.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét