Bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh
Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016
Bệnh đường hô hấp cấp là một trong những bệnh phổ biến thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng và hay mưa. Đây cũng là bệnh có thể khiến bé phải đến phòng cấp cứu đấy nhé.
Thủ phạm gây ra bệnh đường hô hấp cấp là virus hợp bào hô hấp RSV. Bệnh đường hô hấp cấp có những triệu chứng giống chứng cảm cúm trong mùa lạnh. Bản thân nó không phải là loại virus nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hoặc sau đó là sự phát triển của bệnh hen suyễn, hay những vấn đề đường hô hấp khác.
Hầu hết trẻ nhỏ gặp phải vấn đề này trước 2 tuổi, tuy nhiên nó đặc biệt nguy hiểm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ có vấn đề sức khỏe bẩm sinh, và trẻ sinh thiếu tháng vì những bé này có hệ miễn dịch yếu hơn.
Ban đầu bé có thể bị cảm nhẹ, nhưng sau vài ngày, cơn ho của bé nặng hơn và hơi thở khó nhọc. Điều này là do virus đã lây nhiễm tới các tiểu phế quản, khiến chúng bị sưng, tiết ra nhiều dịch nhầy làm đầy đường khí và gây khó thở.
Những dấu hiệu cho thấy có thể bé đã bị viêm nhiễm nghiêm trọng gồm: lỗ mũi nở rộng, lồng ngực phồng to khi thở, căng cơ bụng, rên khi thở, hơi thở khò khè, thở gấp hơn 60 lần/ phút, môi hoặc móng tay hơi xanh, và bé có biểu hiện bất thường khi bú.
Ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra hơi thở và ôxy của bé. Nếu bé quả thực bị bệnh hô hấp cấp, có thể bác sĩ sẽ cho bé thuốc giãn phế quản dạng hít, giúp bé dễ thở hơn. Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trên virus hợp bào hô hấp nhưng bạn có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bé tại nhà bằng cách cho bé uống nhiều nước và tránh xa khói và khói thuốc vì có thể khiến việc thở của bé khó khăn hơn.
Bạn nên cho bé bú thường xuyên hơn do bé khó có thể thở và bú cùng lúc. Một số cách khác giúp bé dễ thở là dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và hút chất nhầy trong mũi bé bằng ống hút mũi hình tròn, đặt máy phun sương mát trong phòng bé, đặt đầu bé nâng lên một chút khi ngủ. Có thể dùng một chiếc khăn kê dưới nệm nhưng không kê gối dưới đầu bé.
Bạn có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt acetaminophen nếu cần được bác sĩ đồng ý. Với những bé sinh thiếu tháng hoặc bé có bệnh tim hoặc phổi, một cách giúp bảo vệ bé khỏi virus là cho bé tiêm ngừa virus cúm trước khi vào mùa cúm.
Suy hô hấp là hội chứng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hô hấp của trẻ, do đó việc đầu tiên khi điều trị bệnh là thông đường thở cho trẻ, nhất là đối với trẻ suy thở do sặc sữa hoặc sặc đờm dãi.
Suy hô hấp là một bệnh có tính chất không hề đơn giản. Hội chứng này có thể điều trị dứt điểm mà không để lại biến chứng cho trẻ nếu cha mẹ phát hiện ra bệnh và xử lý đúng khi trẻ phát bệnh. Ngược lại nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.
Nguyên tắc chung trong quá trình điều trị suy hô hấp ở trẻ là dùng surfactant thay thế, đảm bảo tốt thông khí và oxy máu, duy trì khả năng chuyên chở oxy, có thể hỗ trợ cho trẻ thở bằng bình ôxy.
Ngoài ra, cần cung cấp đủ năng lượng, điều trị các nguyên nhân gây ra suy hô hấp, áp dụng các phương pháp hỗ trợ như bảo vệ thân nhiệt, dinh dưỡng, hỗ trợ tuần hoàn và điều trị nhiễm trùng cho trẻ.
Suy hô hấp là hội chứng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hô hấp của trẻ, do đó việc đầu tiên khi điều trị bệnh là thông đường thở cho trẻ, nhất là đối với trẻ suy thở do sặc sữa hoặc sặc đờm dãi.
Bạn có thể sử dụng tay quấn vải hoặc các dụng cụ y tế chuyên dụng đề lau khô sạch miệng và họng của trẻ. Nhanh chóng hút mũi cho trẻ. Do trẻ vừa mới sinh còn bé và sức khỏe yếu, sức đề kháng chưa tốt, đặc biệt là trẻ sinh non. Vì vậy tất cả các hành động phải làm nhanh và nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.
Nếu trẻ đã rơi vào trạng thái hôn mê, cần hút đờm nhớt, ngửa đầu, nâng cằm trẻ, đặt ống thông miệng hầu.
Trong điều trị các triệu chứng, bác sĩ thường dùng thủ thuật Heimlich (là thủ thuật dùng để cấp cứu khi có dị vật lọt vào choán gần hết diện tích của đường thở) với trẻ trên 2 tuổi, ấn ngực vỗ lưng với trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra có thể sử dụng khí dung Adrenaline 1%, Dexamethasone để điều trị giúp lưu thông khí tốt hơn.
Khi trẻ bị suy hô hấp, lượng oxy bị thiếu hụt nghiêm trọng do đó cần kịp thời cung cấp oxy cho trẻ. Khi trẻ có các biểu hiện như tím tái hoặc thở co lõm ngực nặng, thở nhanh trên 70 lần/phút bạn có thể cung cấp Oxygen cannula 30-40 % cho trẻ với liều lượng là 0.5-3 l/ph, hoặc 1-6 l/ph tùy thuộc vào độ tuổi và chỉ định của bác sĩ.
Nếu bệnh nhân ngừng thở hoặc thở không tốt có thể sử dụng đến bóng Mask ở nội khí quản giúp bệnh nhân thở tốt hơn. Sử dụng tới bình oxy để hỗ trợ thở cho trẻ suy hô hấp, thở bằng phương pháp CPAP nếu trẻ có một số bệnh lý về phổi như viêm phổi, phù nặng, bệnh viêm màng trong...
Chú ý nếu trẻ bị số cao trên 38 độ C cần phải giảm lượng tiêu thụ oxygen để tránh phát một số bệnh liên quan tới não, thần kinh và tim mạch. Duy trì cung lượng tim đầy đủ bằng dịch truyền, thuốc tăng co bóp tim…
Phòng ngừa viêm nhiễm trùng cho trẻ khi mắc suy hô hấp cần đặc biệt quan tâm. Nguyên nhân là do nếu trẻ mắc viêm nhiễm trong quá trình điều trị, hiệu quả điều trị sẽ không cao, trẻ dễ có khả năng bị tái phát bệnh và điều trị lần sau sẽ vô cùng khó khăn.
Do đó các dụng cụ hô hấp, các dụng cụ khác như hút đờm, nội khí quản phải được vô trùng tuyệt đối. Cha mẹ nên chú ý khi trẻ có các triệu chứng suy hô hấp cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được thăm khám và cấp cứu kịp thời.
Theo Làm cha mẹ
Tại sao trẻ bị bệnh đường hô hấp cấp?
Thủ phạm gây ra bệnh đường hô hấp cấp là virus hợp bào hô hấp RSV. Bệnh đường hô hấp cấp có những triệu chứng giống chứng cảm cúm trong mùa lạnh. Bản thân nó không phải là loại virus nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hoặc sau đó là sự phát triển của bệnh hen suyễn, hay những vấn đề đường hô hấp khác.
Hầu hết trẻ nhỏ gặp phải vấn đề này trước 2 tuổi, tuy nhiên nó đặc biệt nguy hiểm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ có vấn đề sức khỏe bẩm sinh, và trẻ sinh thiếu tháng vì những bé này có hệ miễn dịch yếu hơn.
Làm thế nào để biết bé bị bệnh đường hô hấp cấp?
Ban đầu bé có thể bị cảm nhẹ, nhưng sau vài ngày, cơn ho của bé nặng hơn và hơi thở khó nhọc. Điều này là do virus đã lây nhiễm tới các tiểu phế quản, khiến chúng bị sưng, tiết ra nhiều dịch nhầy làm đầy đường khí và gây khó thở.
Những dấu hiệu cho thấy có thể bé đã bị viêm nhiễm nghiêm trọng gồm: lỗ mũi nở rộng, lồng ngực phồng to khi thở, căng cơ bụng, rên khi thở, hơi thở khò khè, thở gấp hơn 60 lần/ phút, môi hoặc móng tay hơi xanh, và bé có biểu hiện bất thường khi bú.
Nên làm gì khi nghi ngờ bé bị bệnh hô hấp cấp?
Ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra hơi thở và ôxy của bé. Nếu bé quả thực bị bệnh hô hấp cấp, có thể bác sĩ sẽ cho bé thuốc giãn phế quản dạng hít, giúp bé dễ thở hơn. Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trên virus hợp bào hô hấp nhưng bạn có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bé tại nhà bằng cách cho bé uống nhiều nước và tránh xa khói và khói thuốc vì có thể khiến việc thở của bé khó khăn hơn.
Bạn nên cho bé bú thường xuyên hơn do bé khó có thể thở và bú cùng lúc. Một số cách khác giúp bé dễ thở là dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và hút chất nhầy trong mũi bé bằng ống hút mũi hình tròn, đặt máy phun sương mát trong phòng bé, đặt đầu bé nâng lên một chút khi ngủ. Có thể dùng một chiếc khăn kê dưới nệm nhưng không kê gối dưới đầu bé.
Bạn có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt acetaminophen nếu cần được bác sĩ đồng ý. Với những bé sinh thiếu tháng hoặc bé có bệnh tim hoặc phổi, một cách giúp bảo vệ bé khỏi virus là cho bé tiêm ngừa virus cúm trước khi vào mùa cúm.
Suy hô hấp là hội chứng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hô hấp của trẻ, do đó việc đầu tiên khi điều trị bệnh là thông đường thở cho trẻ, nhất là đối với trẻ suy thở do sặc sữa hoặc sặc đờm dãi.
Suy hô hấp là một bệnh có tính chất không hề đơn giản. Hội chứng này có thể điều trị dứt điểm mà không để lại biến chứng cho trẻ nếu cha mẹ phát hiện ra bệnh và xử lý đúng khi trẻ phát bệnh. Ngược lại nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.
Điều trị bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Nguyên tắc chung trong quá trình điều trị suy hô hấp ở trẻ là dùng surfactant thay thế, đảm bảo tốt thông khí và oxy máu, duy trì khả năng chuyên chở oxy, có thể hỗ trợ cho trẻ thở bằng bình ôxy.
Ngoài ra, cần cung cấp đủ năng lượng, điều trị các nguyên nhân gây ra suy hô hấp, áp dụng các phương pháp hỗ trợ như bảo vệ thân nhiệt, dinh dưỡng, hỗ trợ tuần hoàn và điều trị nhiễm trùng cho trẻ.
Suy hô hấp là hội chứng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hô hấp của trẻ, do đó việc đầu tiên khi điều trị bệnh là thông đường thở cho trẻ, nhất là đối với trẻ suy thở do sặc sữa hoặc sặc đờm dãi.
Bạn có thể sử dụng tay quấn vải hoặc các dụng cụ y tế chuyên dụng đề lau khô sạch miệng và họng của trẻ. Nhanh chóng hút mũi cho trẻ. Do trẻ vừa mới sinh còn bé và sức khỏe yếu, sức đề kháng chưa tốt, đặc biệt là trẻ sinh non. Vì vậy tất cả các hành động phải làm nhanh và nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.
Nếu trẻ đã rơi vào trạng thái hôn mê, cần hút đờm nhớt, ngửa đầu, nâng cằm trẻ, đặt ống thông miệng hầu.
Trong điều trị các triệu chứng, bác sĩ thường dùng thủ thuật Heimlich (là thủ thuật dùng để cấp cứu khi có dị vật lọt vào choán gần hết diện tích của đường thở) với trẻ trên 2 tuổi, ấn ngực vỗ lưng với trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra có thể sử dụng khí dung Adrenaline 1%, Dexamethasone để điều trị giúp lưu thông khí tốt hơn.
Khi trẻ bị suy hô hấp, lượng oxy bị thiếu hụt nghiêm trọng do đó cần kịp thời cung cấp oxy cho trẻ. Khi trẻ có các biểu hiện như tím tái hoặc thở co lõm ngực nặng, thở nhanh trên 70 lần/phút bạn có thể cung cấp Oxygen cannula 30-40 % cho trẻ với liều lượng là 0.5-3 l/ph, hoặc 1-6 l/ph tùy thuộc vào độ tuổi và chỉ định của bác sĩ.
Nếu bệnh nhân ngừng thở hoặc thở không tốt có thể sử dụng đến bóng Mask ở nội khí quản giúp bệnh nhân thở tốt hơn. Sử dụng tới bình oxy để hỗ trợ thở cho trẻ suy hô hấp, thở bằng phương pháp CPAP nếu trẻ có một số bệnh lý về phổi như viêm phổi, phù nặng, bệnh viêm màng trong...
Chú ý nếu trẻ bị số cao trên 38 độ C cần phải giảm lượng tiêu thụ oxygen để tránh phát một số bệnh liên quan tới não, thần kinh và tim mạch. Duy trì cung lượng tim đầy đủ bằng dịch truyền, thuốc tăng co bóp tim…
Phòng ngừa viêm nhiễm trùng cho trẻ khi mắc suy hô hấp cần đặc biệt quan tâm. Nguyên nhân là do nếu trẻ mắc viêm nhiễm trong quá trình điều trị, hiệu quả điều trị sẽ không cao, trẻ dễ có khả năng bị tái phát bệnh và điều trị lần sau sẽ vô cùng khó khăn.
Do đó các dụng cụ hô hấp, các dụng cụ khác như hút đờm, nội khí quản phải được vô trùng tuyệt đối. Cha mẹ nên chú ý khi trẻ có các triệu chứng suy hô hấp cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được thăm khám và cấp cứu kịp thời.
Theo Làm cha mẹ
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét